Tìm hiểu tình hình sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Sacombank– chi nhánh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh huế (Trang 75 - 77)

. Thẻ tín dụng quốc tế: Sacombank Visa Credit, Ladies First, Parkson

b. Tìm hiểu tình hình sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Sacombank– chi nhánh Thừa Thiên Huế

+ Đa số khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của Sacombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế là những khác hàng mới (chiếm 73,5%/tổng số người được khảo sát). Điều này chứng tỏ hoạt động quảng bá cho dịch vụ ngân hàng điện tử tại Sacombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế đang phát huy hiệu quả tốt cũng như chất lượng của các dịch vụ tại Sacombank đã được bổ sung và hoàn thiện nhiều, từ đó nâng cao lòng tin của khách hàng đối với các dịch vụ do ngân hàng cung cấp.

+ Đa số những khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử là những người đã đi làm, chỉ có 10,5% là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp

+ Độ tuổi của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử trong khoảng từ 20 – 30 tuổi chiếm tới 67,5% và từ 30 – 40 tuổi chiếm 29,5%. Điều này chứng tỏ dịch vụ ngân hàng điện tử phù hợp với nhóm tuổi trẻ, năng động và có khả năng thích ứng cao với sự thay đổi về công nghệ và các điều kiện khác của xã hội.

b. Tìm hiểu tình hình sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Sacombank – chinhánh Thừa Thiên Huế nhánh Thừa Thiên Huế

Dựa trên thống kê mô tả về bảng khảo sát 200 khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Sacombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế tại bảng 3.8 và 3.9, có thể thấy rằng:

+ Dịch vụ thẻ là dịch vụ được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất tại Sacombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế với tỷ lệ khoảng 62,5%. Tiếp đến là dịch vụ Internet Banking với tỷ lệ 20% và cuối cùng là dịch vụ Mobile Banking với tỷ lệ 17,5%. Dịch vụ Phone-banking trong cuộc khảo sát không có người sử dụng.

+ Khoảng 45% khách hàng biết đến dịch vụ ngân hàng điện tử là nhờ vấn của nhân viên ngân hàng. Nguồn thông tin trên trang web là nơi thứ hai mà khách hàng hay tìm tới để biết các thông tin về các dịch vụ này với tỷ lệ lên tới 30,5%. Như vậy có thể thấy rằng vai trò của ngân hàng truyền thống (với sự hiện diện của

các nhân viên ngân hàng) cũng hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Bảng 2.8: Tình hình sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Sacombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế

DỊCH VỤ ĐƯỢC KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid DỊCH VỤ MOBILE BANKING 35 17,5 17,5 17,5 DỊCH VỤ INTERNET BANKING 40 20,0 20,0 37,5 DỊCH VỤ THE 125 62,5 62,5 100,0 DỊCH VỤ PHONE – BANKING 0 0 0 0,0 Total 200 100,0 100,0 0,0

Bảng 2.9: Nguồn nhận biết thông tin của các khách hàng NGUỒN NHẬN BIẾT THÔNG TIN

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid QUA CÁC MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI 2 1,0 1,0 1,0 CÁC TỜ BƯỚM QUẢNG CÁO CỦA NGÂN HÀNG 10 5,0 5,0 6,0 TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG (BÁO, ĐÀI…..) 37 18,5 18,5 24,5

TRANG WEB CỦA

SACOMBANK 61 30,5 30,5 55,0

NHÂN VIÊN NGÂN

HÀNG TƯ VẤN 90 45,0 45,0 100,0

Total 200 100,0 100,0

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh huế (Trang 75 - 77)