. Thẻ tín dụng quốc tế: Sacombank Visa Credit, Ladies First, Parkson
a. Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính của Sacombank – chi nhánh Huế tương đối khá dồi dào với số vốn khả dụng trong năm 2013 gần 100 tỷ. Đây được xem là một lợi thế lớn của Sacombank trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử - một dịch vụ cần nhiều nguồn vốn trong việc đầu tư máy móc và cơ sở hạ tầng để phục vụ cho vấn đề hoạt động và phát triển.
b. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực tại Sacombank hiện rất trẻ và có trình độ tương đối cao, rất phù hợp cho định hướng tương lai trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Ngoài ra, chính sách phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực dịch vụ ngân hàng điện tử rất được lãnh đạo Sacombank – chi nhánh Huế quan tâm. Đây cũng có thể xem là một ưu điểm và lợi thế lớn cho Sacombank – chi nhánh Huế trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong các năm tới.
2.4 Kháo sát thực trạng và ý kiến của khách hàng về việc sử dụng dịch vụ ngânhàng điện tử tại Sacombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế hàng điện tử tại Sacombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Để khảo sát thực trạng và mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Sacombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế, tác giả đã xây dựng một bảng câu hỏi với các nội dung chính như sau:
1. Tìm hiểu thực trạng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng, bao gồm: + Tìm hiểu về đối tượng được khảo sát (bao gồm giới tính, độ tuổi, thời gian là khách hàng với Sacombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế, nghề nghiệp)
+ Tìm hiểu tình hình sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng (dịch vụ đang được sử dụng, nguồn nhận biết thông tin)
2. Tìm hiểu mức độ hài lòng và ý kiến của khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, bao gồm:
+ Mức độ hài lòng về sự thuận tiện: được đo lường thông qua các nhân tố như: sự đơn giản trong thao tác sử dụng dịch vụ, thời gian để thực hiện các thao tác của các dịch vụ, sự dễ dàng trong việc tiếp cận các bước hướng dẫn thực hiện dịch vụ, sự dễ dàng trong việc tiếp cận các giải pháp xử lý khi tình huống xấu xảy ra.
+ Mức độ hài lòng về sự an toàn khi sử dụng dịch vụ: được đo lường thông qua các nhân tố như: sự hài lòng của khách hàng về sự uy tín của ngân hàng trong vấn đề bảo mật, sự hài lòng của khách hàng về những giải pháp công nghệ bảo mật mà ngân hàng đang áp dụng, sự hài lòng của khách hàng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các nhân viên trong ngân hàng.
+ Mức độ hài lòng về sự phong phú của dịch vụ: được đo lường thông qua các nhân tố như: sự hài lòng của khách hàng về sự phong phú trong dịch vụ thẻ, sự hài lòng của khách hàng về sự phong phú trong dịch vụ SMS Banking, sự hài lòng của khách hàng về sự phong phú trong dịch vụ Phone Banking, sự hài lòng của khách hàng về sự phong phú trong dịch vụ Internet Banking.
+ Tiện ích khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử: được đo lường thông qua các nhân tố như: tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm chi phí, kiểm soát tài chính hiệu quả.
+ Thái độ của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử: được đo lường thông qua các nhân tố như: tự hào khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, thích sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, yên tâm khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, không cảm thấy tự hào/thích/yên tâm khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.
+ Lý do khách hàng không sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử: được đo lường thông qua các nhân tố như: không có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, tốn kém chi phí, sự khó khăn khi sử dụng và tiếp cận công nghệ mới, sự không thuận tiện khi sử dụng dịch vụ (ví dụ: trang web thiết kế phức tạp, không có hướng dẫn sử dụng dịch vụ, khi gặp sự cố không có sự hỗ trợ,…), lo sợ khả năng bảo mật (ví dụ mất các thông tin hoặc tiền đang có trong ngân hàng), dịch vụ ngân hàng điện tử của Sacombank – chi nhánh Thừa Thiên Huế không tốt bằng các ngân hàng khác
+ Dự định của khách hàng trong tương lai về việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử: tiếp tục sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, chấm dứt sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử
2.4.2 Thang đo và phương pháp khảo sát
a. Thang đo sử dụng trong khảo sát
Thang đo được sử dụng trong bảng khảo sát là thang đo 5 điểm Linkert từ (1) rất không đồng ý đến (5) là rất đồng ý.
b. Phương pháp khảo sát
Kích thước mẫu: 200 khách hàng có sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của Sacombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế, bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp và 40 khách hàng là khách hàng của Sacombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế nhưng không sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.
Phương pháp chọn mẫu: bảng khảo sát sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện và thông tin dữ liệu được thu thập thông qua các khách hàng có sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của Sacombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế.
2.4.3Kết quả của khảo sát