Đối với khách hàng

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh huế (Trang 31 - 34)

Với khách hàng, họ muốn sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử thì đòi hỏi phải có máy tính, mạng Internet, điện thoại di động hoặc một số các thiết bị khác… Vấn đề này đòi hỏi khách hàng cũng phải bỏ ra một số tiền đầu tư nhất định mà

không phải khách hàng nào cũng có điều kiện đáp ứng.

Vấn đề an toàn, bí mật thông tin của khách hàng cũng là điều mà khách hàng rất quan tâm. Khi tiến hành các giao dịch điện tử, khách hàng sẽ phải chấp nhận một số các rủi ro về an ninh dữ liệu, bảo mật thông tin….Đây cũng chính là nguyên nhân chính khiến một bộ phận khách hàng còn e ngại với dịch vụ ngân hàng điện tử

1.2. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

1.2.1. Các giai đoạn phát triển của Ngân hàng điện tử

Năm 1989 ngân hàng tại Mỹ (WellFargo), lần đầu tiên cung cấp dịch vụ ngân hàng qua mạng, đến nay có rất nhiều tìm tòi, thử nghiệm xây dựng hệ thống ngân hàng điện tử hoàn hảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, nhìn chung hệ thống ngân hàng điện tử trải qua những giai đoạn sau:

- Website quảng cáo (Brochure – Ware): Là hình thái đơn giản nhất của ngân hàng điện tử, hầu hết các ngân hàng đều bắt đầu xây dựng ngân hàng điện tử theo hình thái này. Thực chất là các ngân hàng xây dựng một Website quảng cáo, trên đó đăng tải các thông tin về ngân hàng mình, các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cũng như các thông tin chỉ dẫn, liên lạc...Mọi giao dịch ngân hàng vẫn được thực hiện qua kênh phân phối truyền thống đó là các chi nhánh và phòng giao dịch.

- Thương mại điện tử (E- Commerce): Ngân hàng sử dụng internet như một kênh phân phối mới cho những dịch vụ truyền thống như xem thông tin tài khoản, nhận giao dịch chứng khoán...internet đóng vai trò là dịch vụ cộng thêm để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc kiểm tra các giao dịch tái chính đã thực hiện.

- Quản lý điện tử (E- Business) trong hình thái này các xử lý cơ bản của ngân hàng ở cả khía cạnh khách hàng và người quản lý đều đuợc tích hợp trên internet và các kênh phân phối khác. Giai đoạn này đánh dấu sự phát triển về sản phẩm dịch vụ cũng như chức năng của ngân hàng. Các sản phẩm được phân biệt theo nhu cầu và quan hệ với khách hàng. Đồng thới sự phối hợp, chia sẻ dữ liệu giữa hội sở chính của các ngân hàng và chi nhánh cũng được thực hiện thông qua internet, mạng không dây giúp cho việc xử lý các yêu cầu của khách hàng nhanh chóng và chính xác hơn.

- Ngân hàng điện tử (E-banking): Đây chính là mô hình lý tưởng của một ngân hàng trực tuyến trong nền kinh tế điện tử. Thông qua sức mạnh của mạng toàn cấu cung cấp đến cho khách hàng những dịch vụ ngân hàng tiện ích nhất bằng các kênh phân phối riêng biệt, đưa ra các giải pháp tài chính hiệu quả, khách hàng có thể thực hiện tất cả các giao dịch tài chính mà không cần đến quầy giao dịch của ngân hàng.

1.2.2. Nội dung phát triển dịch vụ ngân hàng điện tửa. Tăng quy mô dịch vụ ngân hàng điện tử a. Tăng quy mô dịch vụ ngân hàng điện tử

Nội dung cơ bản của tăng quy mô dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm những nội dung chính sau đây:

+ Gia tăng số lượng và chất lượng dịch vụ thẻ ngân hàng: Đây là một trong những định hướng hoạt động cốt lõi của hệ thống ngân hàng trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Việc gia tăng dịch vụ thẻ ngân hàng không chỉ chú trọng về việc phát triển số lượng thẻ sử dụng trong dân cư mà các ngân hàng còn phải quan tâm đến việc cải thiện chất lượng dịch vụ bằng việc tăng khả năng thanh toán cho chủ thẻ thông qua phát hành thẻ thanh toán đồng thương hiệu và đa ứng dụng có liên kết với các tổ chức khác, như trường học, hãng taxi, hãng hàng không…; chú trọng tăng độ an toàn, bảo mật của thẻ thanh toán như ứng dụng công nghệ Chip trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, như phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ chip chuẩn EMV.

+ Tăng đầu tư và cơ sở hạ tầng phục vụ thẻ thanh toán: Cụ thể, đề hoàn thành mục tiêu này, các ngân hàng phải tăng số lượng lắp đặt các máy ATM và POS hoạt động trong các tỉnh thành. Đồng thời các ngân hàng phát hành thẻ phải hoàn thành kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc, qua đó thẻ của một ngân hàng này có thể sử dụng để rút tiền tại hầu hết các ATM của các ngân hàng khác. Ngoài ra, các ngân hàng cũng phải triển khai kết nối liên thông mạng lưới POS và phát triển thanh toán thẻ qua POS. Việc triển khai lắp đặt các máy ATM và POS cũng phải theo hướng tập trung vào những nơi có điều kiện và tiềm năng phát triển thanh toán thẻ như siêu thị, trung tâm thương mại, các cơ sở phân phối hiện

đại, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, du lịch…

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh huế (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w