Môi trường kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh huế (Trang 39 - 41)

Môi trường kinh tế - xã hội được hiểu ở đây bao gồm mức sống, sự hiểu biết và chấp nhận các dịch vụ ngân hàng điện tử của người dân

Mức sống là một nhân tố quan trọng để phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử. Khi người dân có thu nhập thấp, mức độ quan tâm của họ đến các dịch vụ ngân hàng điện tử là khá thấp. Trong bối cảnh đó, người dân sẽ dùng tiền mặt thay vì các dịch vụ thanh toán điện tử. Do vậy, phát triển kinh tế và cải thiện mức sống luôn luôn là những yếu tố tiên quyết cho việc phát triển các dịch vụ của ngân hàng điện tử.

Thói quen và sự yêu thích sử dụng tiền mặt cũng như việc ngại sử dụng các dịch vụ mới của khách hàng có thể là những trở ngại lớn cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử. Sự phổ biến các dịch vụ ngân hàng điện tử liên quan chặt chẽ tới sự chấp nhận của khách hàng hơn là những gì mà phía nhà cung ứng dịch vụ đưa ra. Do đó, việc giới thiệu và hướng dẫn cho đông đảo khách hàng hiểu biết về các dịch vụ ngân hàng điện tử, lợi ích của các dịch vụ này và chấp nhận các dịch vụ ngân hàng điện tử là hết sức cần thiết.

1.3.2 Nhân tố bên tronga. Nguồn lực tài chính a. Nguồn lực tài chính

Các dịch vụ ngân hàng điện tử đòi hỏi một hạ tầng công nghệ hiện đại với mức vốn đầu tư rát lớn. Hạ tầng công nghệ thông tin để có thể thực hiện các dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm hệ thống điện thoại, máy tính, máy chủ, modem, mạng nội bộ, mạng liên nội bộ, thiết bị thanh toán điện tử (POS, ATM, CDM,…) và các dịch vụ truyền thông (thuê bao điện thoại, phí nối mạng, truy cập mạng). Theo ước tính của một số chuyên gia chi phí trung bình chung cho một hệ thống như kể trên ít nhất phải lên tới 10 triệu USD.

Ngoài ra, khi các dịch vụ ngân hàng điện tử đã đi vào hoạt động, các dịch vụ đòi hỏi rất cao về tính an toàn và bảo mật. Công nghệ phục vụ cho tính an toàn và bảo mật hiện nay bao gồm SSL (Secure Socket Layer), SET (Secure Electronic Transactions) đòi hỏi một mức độ đầu tư rất lớn và lâu dài. Đồng thời, để có thể vận

hành được các hệ thống trên là một đội ngũ các chuyên gia vừa có trình độ về công nghệ thông tin vừa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực ngân hàng nên cơ chế lương thưởng cũng đòi hỏi hệ thống ngân hàng một nguồn lực tài chính rất lớn.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh huế (Trang 39 - 41)