Tại Malaysia, ngân hàng điện tử bắt đầu vào năm 1981 với sự giới thiệu của hệ thống ATM. Sau đó là sự ra đời của ngân hàng qua điện thoại vào đầu những năm 1990 với những thiết bị viễn thông được nối với hệ thống tự động qua việc sử dụng công nghệ tự trả lời bằng tiếng. Sau đó là các dịch 18 vụ ngân hàng qua máy vi tính sử dụng các phần mềm thích hợp, phổ cập với các khách hàng công ty hơn là khách hàng bán lẻ. Vào 1/6/2000, Malaysian Bank đã cho phép các ngân hàng thương mại đưa ra các dịch vụ ngân hàng trên Internet.Tại một trong những ngân hàng lớn nhất của Malaysia – ngân hàng Maybank - đã đưa ra dịch vụ ngân hàng
Internet đầu tiên vào 15/6/2000. Ngân hàng này đã áp dụng công nghệ mã hoá 128 bit nhằm bảo mật các giao dịch của mình. Trong bối cảnh hoạt động của thị trường tài chính ngày càng tinh vi hơn, các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, phức tạp hơn, ngân hàng Malaysia đã khởi xướng Chương trình giáo dục người tiêu dùng trên toàn quốc để mọi tầng lớp trong xã hội có thể tiếp cận với nền tài chính hiện đại. Chẳng hạn như chương trình bankinginfo và insuranceinfo nhằm giáo dục cho học sinh cấp tiểu học và trung học; các chương trình quảng cáo đường phố với mục tiêu giáo dục tài chính cho mọi tầng lớp công chúng, kể cả người dân ở nông thôn
1.4.2 Bài học kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại một số nướctrên thế giới trên thế giới
Từ kinh nghiệm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử ở một số ngân hàng trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử cho các ngân hàng thương mại ở Việt Nam như sau:
+ Xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp, tạo điều kiện cho các dịch vụ ngân hàng phát triển. Quy định của pháp luật cần mang tính mở để các bên cung cấp, sử dụng dịch vụ ngân hàng có thể cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động của mình.
+ Đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển. Các ngân hàng không ngừng nâng cao mức độ hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, ứng dụng công nghệ mới để tăng sức cạnh tranh, chú trọng đến vấn đề bảo mật và an ninh mạng. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cần phải được nâng cấp để việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử trở nên khả thi hơn ở các vùng, miền xa.
+ Các ngân hàng cần tiến hành nhiều biện pháp nhằm thay đổi thói quen thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Do một thời gian dài quen với các dịch vụ truyền thống, các giao dịch truyền thống tại quầy, thêm nữa, mức độ hiểu biết về các ứng dụng của công nghệ tin học trong các tầng lớp dân cư không phải ai cũng giống nhau nên phần đông khách hàng ở nông thôn và ở độ tuổi trung niên thường có tâm lý e dè khi tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng điện tử. Do vậy, các ngân hàng cần tìm cách quảng bá, tuyên truyền giới thiệu các dịch vụ ngân hàng điện tử đến
khách hàng để họ hiểu về quy trình cũng như những tiện ích do các dịch vụ này mang lại, từ đó sẽ thay đổi nhận thức và sẽ tin dùng dịch vụ ngân hàng điện tử.
+ Xây dựng giao diện giao tiếp đơn giản, tiện ích và dễ sử dụng.
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ am hiểu, có kiến thức sâu về dịch vụ ngân hàng điện tử.
+ Áp dụng song song hai hình thức: hình thức ngân hàng trực tuyến, chỉ tồn tại dựa trên Internet, cung cấp dịch vụ 100% thông qua môi trường mạng và mô hình kết hợp giữa hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống và điện tử hóa các dịch vụ truyền thống, tức là phân phối những sản phẩm cũ, truyền thống trên kênh phân phối mới, từ đó nhằm tạo lợi thế cạnh tranh.
+ Các ngân hàng thương mại phải tổ chức, cơ cấu lại để có thể cung cấp hiệu quả hơn các dịch vụ ngân hàng điện tử. Thành lập bộ phận chăm sóc khách hàng trực tuyến để tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng mọi lúc, mọi nơi.