KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu banking phát triển dịch vụ internet banking mobile tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (Trang 114 - 116)

Quán triệt mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở vận dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu khoa học, đi từ lý thuyết đến thực tiễn, đề tài “Phát triển dịch vụ IBMB tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” đã tập trung giải quyết một số nội dung quan trọng như sau:

Một là, làm rõ khái niệm về IBMB, những đặc điểm và lợi ích mà dịch vụ này

mang lại cho ngân hàng, khách hàng cũng như nền kinh tế. Từ đó chỉ ra được tính tất yếu phải phát triển dịch vụ IBMB trong xu thế hội nhập hiện nay.

Hai là, khái quát hiện trạng các dịch vụ tương tự dịch vụ IBMB mà BIDV

đang cung cấp hiện nay, lí do ra đời của dịch vụ IBMB tại BIDV và tổng quan các sản phẩm được cung cấp trên kênh phân phối này. Đồng thời chỉ ra những hạn chế và khó khăn gặp phải trong quá trình triển khai và phát triển dịch vụ IBMB tại BIDV, từ đó nhìn thấy những thuận lợi, khó khăn cũng như những thành công, hạn chế để có những định hướng, giải pháp đúng đắn cho việc phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn dịch vụ IBMB tại BIDV.

Ba là, trên cơ sở định hướng phát triển công nghệ cũng như chủ trương và

chính sách về dịch vụ IBMB của Nhà nhà nước và BIDV nói chung, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc phát triển dịch vụ này.

Để thực hiện thành công việc phát triển dịch vụ IBMB theo những định hướng đã nêu ra cần có sự hô trợ của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các cấp quản lý liên quan cùng với sự nô lực của bản thân BIDV.

Mặc dù đề tài đề cập tới nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn và các giải pháp trong việc phát triển dịch vụ IBMB tại BIDV, tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung vào mô tả về mặt qui trình các dịch vụ được cung cấp trên IBMB. Những vấn đề khác cần có các công trình nghiên cứu khoa học tiếp theo nghiên cứu mới có thể giải quyết được.

1) David Cox (1997), “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 2) Đô Văn Hữu (2005), “Thúc đẩy phát triển ngân hàng điện tử ở Việt Nam”, Tạp chí

tin học ngân hàng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

3) Hawkins và Mihaljek (2001), “Khảo sát về dịch vụ Internet Banking”, Fitch- IBCA.

4) Nguyễn Thị Mùi (2006), “Quản trị Ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Tài chính.

5) Fredric S.Mishkin (2001), “Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính”, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.

6) Đặng Mạnh Phổ (2007), “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử - biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt”, Tạp chí ngân hàng, số 20, Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

7) Nguyễn Văn Tiến (2005), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, Nhà xuất bản Thống kê.

8) Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên (2005), tải từ http://www.bidv.com.vn/Report_Bidv.asp.

9) Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên (2006), tải từ http://www.bidv.com.vn/Report_Bidv.asp.

10) Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên (2007), tải từ http://www.bidv.com.vn/Report_Bidv.asp.

11) Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên (2008), tải từ http://www.bidv.com.vn/Report_Bidv.asp.

dụng dịch vụ Ngân hàng trực tuyến (2010), tải từ https://bidv.com.vn/INTERNETBANKING/login.jsp 14) KPMG, Báo cáo đánh giá môi trường (2009), tải từ

http://www.kpmg.com/vn/en/Pages/default.aspx .

Tài liệu tiếng Anh

1) Karen Furst, William W. Lang, and Daniel E. Nolle (2000), “Internet Banking: Developments and Prospects”, Economic and Policy Analysis Working Paper.

2) Ceylan Onay, Emre Ozsoz and Aslı Deniz Helvacıglu (2008), “The impact of Internet-Banking on Bank Profitability”, Oxford Business &Economics Conference Program.

Một phần của tài liệu banking phát triển dịch vụ internet banking mobile tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (Trang 114 - 116)