và bài học cho BIDV
Tại Việt Nam, các Ngân hàng cũng đang bước đầu triển khai áp dụng IBMB, đi đầu là các ngân hàng như VCB-Ngân hàng ngoại thương, ICB- ngân hàng công thương Việt nam, ACB-Ngân hàng á châu Việt Nam, ngân hàng TMCP Đông Á, Techcombank... Tuy nhiên, dịch vụ IBMB ở Việt Nam nói chung vẫn còn nhiều khiếm khuyết bao gồm cả tính non trẻ của nó. Chính vì vậy, việc rút ra bài học kinh nghiệm từ quá trình hình thành và phát triển IBMB trên thế giới là hết sức quan trọng, giúp các ngân hàng Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng tiết kiệm chi phí đầu tư và đẩy nhanh tốc độ phát triển. Thông qua hoạt động phát triển dịch vụ
IBMB của các nước trên, các NHTM Việt Nam có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Một là: Vai trò của NHNN và Hiệp hội ngân hàng (HHNH) trong việc phát triển IBMB là rất lớn, chủ yếu là hô trợ về mặt kỹ thuật, chuyên môn và thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Các NHTM các nước đặc biệt quan tâm tới vấn đề công nghệ. Các ngân hàng đầu tư rất lớn cho công nghệ nhưng họ lại tránh được sự lãng phí về mặt tài chính vì sự đầu tư trùng lặp vào cơ sở hạ tầng, lắp đặt các thiết bị kỹ thuật thiếu kinh nghiệm về CNTT cũng như các nghiệp vụ trực tuyến trong khi mục đích kinh doanh và các dịch vụ cung cấp lại giống nhau. Vì vậy, vai trò của HHNH và NHNN trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước là tạo các điều kiện thuận lợi để các ngân hàng hoạt động tốt.
Hai là: Kinh nghiệm các nước Châu Âu cho thấy: Số người sử dụng các dịch vụ trực tuyến nói chung tăng lên thì số người dùng cũng sẽ tăng tương ứng. Ở Việt Nam đang có làn sóng phát triển về số người dùng thiết bị di, vì vậy các ngân hàng cần mạnh dạn đầu tư vào dịch vụ IBMB để đón làn sóng này.
Ba là: Với sự ra đời của Trung tâm chuyển mạch tài chính quốc gia, các ngân hàng tránh được lãng phí trong việc lắp đặt các thiết bị POS hoặc máy ATM tại các điểm hấp dẫn vì chỉ cần một máy ATM của một NHTM thì bất kỳ chủ thẻ của ngân hàng nào cũng có thể thực hiện được các dịch vụ do ATM cung cấp.
Bốn là: Các NHTM cung cấp dịch vụ các nước thường xuyên nghiên cứu thị trường, phát hiện ra nhu cầu của khách hàng và đề ra các biện pháp để đáp ứng những nhu cầu đó. Các ngân hàng luôn tìm cách cải tiến công nghệ và mở rộng hoạt động IBMB của mình đối với nhiều đối tượng khách hàng, nhiều khu vực và đa dạng hóa nhiều sản phẩm hơn nữa.
Năm là: Xu hướng phát triển của IBMB sẽ là trực tuyến hoá tất cả các dịch vụ ngân hàng thông qua sự hô trợ đắc lực của công nghệ hiện đại.Ở Việt Nam, bước phát triển quan trọng tiếp theo của IBMB là trực tuyến hoá dịch vụ thanh toán. Dần
dần, Việt Nam sẽ phải xây dựng được các ngân hàng ảo trên mạng, thu hẹp dần các dịch vụ ngân hàng truyền thống.
Sáu là:Vấn đề an toàn trong giao dịch và tính bảo mật được chú trọng đầu tư. Tăng cường tuyên truyền biến, phổ biến và giới thiệu dịch vụ cho khách hàng, tạo niềm tin cho khách hàng sử dụng dịch vụ IBMB. Có chính sách hô trợ khách hàng 24/24 và chính sách phí hợp lý sao cho có thể thu hút khách hàng sử dung dịch vụ.
Bảy là: Hoàn thiện môi trường kinh tế và môi trường pháp lý tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các ngân hàng cung cấp dịch vụ IBMB một cách hiệu quả nhất.
Tám là, tăng cường các hoạt động Marketing hiệu quả, giao diện sử dụng dịch vụ IBMB bắt mắt, thuận lợi cho khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng đường truyền...để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ.
Kênh phân phối IBMB là kênh phân phối các dịch vụ ngân hàng hiện đại, có vai trò quan trọng đối với các ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu ngày cang cao của khách hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc phát triển kênh phân phối IBMB ở các nước trên thế giới đã có từ lâu. Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế tiền mặt đó phổ biến và ăn sâu vào từng con người trong nhiều năm cũng với mức thu nhập bình quân còn quá thấp và chênh lệch thì việc đưa ra các kênh phân phối dịch vụ Ngân hàng hiện đại nói chung và IBMB nói riêng không phải là dễ dàng và nhanh chóng đựơc khách hàng đón nhận sử dụng. Ngoài ra, khi các kênh phân phối dịch vụ hiện đại ra đời được còn dựa vào rất nhiều yếu tố có tính chất pháp lý, cơ sở hạ tầng công nghệ, tiềm lực tài chính của các ngân hàng và nguồn nhân lực chất lượng cao…