Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu banking phát triển dịch vụ internet banking mobile tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (Trang 98 - 102)

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012)

4.3.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại ngày nay thì tri thức, năng lực của con người trở thành nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của các quốc gia và chính vì thế mà tất cả các nước đều đã và đang chú trọng vào việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong khi đó thì nguồn nhân lực có chất lượng lại là yếu tố quan trọng cho việc phát triển hệ thống IBMB. Nếu không có đội ngũ nhân viên có kinh

nghiệm hô trợ, BIDV sẽ không thể triển khai thành công dịch vụ IBMB. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, BIDV cần phải:

Thứ nhất cần thống nhất cao về mặt nhận thức cũng như sự nhất quán trong tổ chức thực hiện: coi nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định sự thành công phát triển dịch vụ IBMB đặc biệt trong quá trình cạnh tranh và hội nhập. BIDV cần làm cho nhân viên chủ chốt hiểu được bằng cách nào để cung cấp các sản phẩm ngân hàng qua kênh Internet, kênh thiết bị di động một cách tốt nhất đến cho khách hàng và cung cấp dịch vụ IBMB trở thành mục tiêu chung của ngân hàng.

Thứ hai là chú trọng công tác tuyển dụng: cần tuyển các cán bộ ngân hàng đúng chuyên ngành ngân hàng để giảm bớt áp lực chi phí đầu tư cho việc đào tạo lại, đặc biệt đối với các cán bộ làm công tác phát triển sản phẩm. Các cán bộ này đòi hỏi có kiến thức tổng hợp về các sản phẩm ngân hàng, trình độ ngoại ngữ giỏi để có thể đáp ứng yêu cầu công việc. Công tác tuyển dụng nên tổ chức công khai, minh bạch.

Thứ ba là xây dựng chiến lược nguồn nhân lực: Để phát triển kênh phân phối IBMB, BIDV cần có chiến lược nguồn nhân lực như thuê chuyên gia có kinh nghiệm đào tạo cho đội ngũ nhân viên hiện tại. Trước hết, BIDV cần quan tâm tới cơ cấu tổ chức từ HO đến mạng lưới các chi nhánh và có kế hoạch đào tạo cho nhân viên trước khi tung ra các dịch vụ mới trên hệ thống ngân hàng trực tuyến. BIDV cần xem xét lại toàn bộ quá trình đầu tư cho việc phát triển các kênh phân phối dịch vụ ngân hàng trong những năm qua và chiến lược phát triển công nghệ thông tin hiện nay. Kiện toàn và sắp xếp lại đội ngũ cán bộ theo hướng lựa chọn và ưu tiên những cán bộ có trình độ chuyên môn, đạo đức tốt và phân thành từng nhóm đảm nhận những công việc riêng. Nhờ đó, họ có thể chuyên sâu và nâng cao dần kiến thức của mình về lĩnh vực ngân hàng điện tử.

BIDV cần thiết lập bộ phận tại HO có trách nhiệm duy trì và phát triển các dịch vụ trên IBMB. Bộ phận này có các chức năng như nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới có thể tung ra trên Internet, thiết bị di động, quảng bá các

dịch vụ mới trên IBMB tới khách hàng mục tiêu, nghiên cứu các hành vi của khách hàng để thay đổi các dịch vụ cho phù hợp, nâng cao tiện ích, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, hô trợ các khách hàng trong sử dụng các dịch vụ trên kênh IBMB thông qua hệ thống Contact center, cung cấp thiết bị bảo mật (Token) cho các khách hàng thông qua mạng lưới chi nhánh, thiết lập các thông số cho hệ thống Ngân hàng trực tuyến để đảm bảo hệ thống này vận hành chính xác và hiệu quả, thường xuyên làm việc với các nhà cung cấp để bảo dưỡng và phát triển hệ thống này. Các khóa đào tạo cho nhân viên ngân hàng tại HO, những người sẽ duy trì và phát triển hệ thống dịch vụ IBMB cũng rất cần thiết. Tốt hơn là tổ chức các khóa học đào tạo về các chuyên đề khác nhau như marketing, nghiên cứu và phát triển sản phẩm …. cho nhân viên. Quản lý rủi ro cũng là trách nhiệm của bộ phận này. Hệ thống Trung tâm liên lạc tại HO cần phải trao đổi thông tin với khách hàng và nắm bắt các nhu cầu của khách hàng thông qua cung cấp các dịch vụ ngày càng tiện ích hơn nhằm mang tới sự hài lòng tới khách hàng.

Tại các chi nhánh BIDV, giao dịch viên tiếp xúc hàng ngày với khách hàng cần giới thiệu về các sản phẩm và dịch vụ có trên kênh IBMB, cung cấp hướng dẫn sử dụng và các thiết bị bảo mật cho khách hàng . Bên cạnh đó, khách hàng sẽ có được sự hô trợ online thông qua hệ thống Trung tâm liên lạc.

Thứ tư là xây dựng kế hoạch đào tạo. Khi BIDV triển khai cung cấp dịch vụ IBMB phải luôn coi trọng công tác đào tạo để kịp thời bổ sung kiến thức cho cán bộ, nhân viên nhằm phục vụ tốt khách hàng và nâng cao sức cạnh tranh của chính tổ chức mình. Việc đào tạo có bài bản sẽ góp phần thúc đẩy cho toàn bộ hệ thống ngân hàng hoạt động có kỷ cương, hệ thống quy trình, quy chế được hoàn thiện hơn, khả năng nắm bắt tốt các chủ trương của Nhà nước và chính sách pháp luật, tạo điều kiện hoạt động an toàn của ngân hàng thương mại, đem lại lợi nhuận cao và giảm thiểu những rủi ro không đáng có

Ban lãnh đạo BIDV cần hiểu đầy đủ các lợi ích mà dịch vụ IBMB sẽ đem lại cho ngân hàng trong trung và dài hạn. Các khóa đào tạo thích hợp có thể giúp các

nhà quản lý hàng đầu (ban lãnh đạo) tiếp thu được những kiến thức về dịch vụ ngân hàng điện tử và áp dụng nó vào công việc kinh doanh. Hiểu được các sản phẩm và dịch vụ IBMB của các ngân hàng khác, đặc biệt các ngân hàng tương tự BIDV ở Châu Á sẽ giúp ban lãnh đạo có được những kinh nghiệm quý báu trong quá trình triển khai tại BIDV.

Đối với các vấn đề kĩ thuật, Trung tâm Công nghệ thông tin của BIDV phải có trách nhiệm duy trì và hô trợ cũng như dự phòng, lưu trữ dữ liệu cho các mục đích đặc biệt. Việc có các khóa đào tạo đặc biệt cho đội ngũ IT, những người vận hành hệ thống IBMB cũng rất quan trọng. Hệ thống công nghệ này rất phức tạp và nó dễ dàng bị tấn công trên Internet. Đây là lí do tại sao các nhân viên IT này cần có kĩ năng đặc biệt để điều hành hệ thống hiệu quả và chống lại sự tấn công từ Internet.

Tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm trong nội bộ ngân hàng, mời các chuyên gia giỏi về giảng dạy, cử những cán bộ chủ chốt, có năng lực theo học những khoá đào tạo chuyên ngành về các dịch vụ ngân hàng hiện đại trong nước và nước ngoài.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, các ngân hàng có thể thông qua các đối tác chiến lược nước ngoài, gửi nhân viên đi học tập ở nước ngoài. Sự hợp tác trong nghiên cứu, trao đổi giảng viên giữa các Ngân hàng thương mại với các cơ sở đào tạo ở một số nước có kinh nghiệm về triển khai dịch vụ IBMB chính là con đường để cải thiện chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

Thứ năm là chính sách đãi ngộ. Bên cạnh chính sách về đào tạo, BIDV cũng cần có chính sách đãi ngộ nhân tài để có thể giữ chân những nhân viên giỏi phục vụ cho Ngân hàng một cách lâu dài và thu hút những ứng viên tiềm năng trên thị trường lao động thông qua các biện pháp như: Xây dựng những hình ảnh, bản sắc riêng mang tính truyền thống hay có thể gọi là “văn hóa doanh nghiệp” để từ đó có thể thu hút được sự quan tâm, háo hức của người mới, người tài đến đầu quân, cũng như để những người hiện đang công tác tại Ngân hàng có thể tin tưởng làm việc và gắn bó lâu dài.

Thường xuyên tổ chức các Hội chợ nghề nghiệp nhằm thu hút sự quan tâm và tham gia của những sinh viên ưu tú được đào tạo tại các trường đại học cũng là một cách thu hút nhân tài đến với mình. Việc sử dụng nhân viên đúng người, đúng việc, sắp xếp công việc phù hợp với khả năng ngành nghề của từng người đã được học tập, nghiên cứu là một cách làm vô cùng hiểu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chế độ thưởng phạt nghiêm minh, cơ chế đánh giá nhân viên công bằng, khách quan. Chính sách tiền lương được trả phù hợp với năng lực của nhân viên và tương xứng với mức độ công việc được giao. Xây dựng tiến trình nghề nghiệp rõ ràng và phổ biến rộng rãi để nhân viên có thể xác định được hướng đi trong tương lai, nghề nghiệp của mình

Một phần của tài liệu banking phát triển dịch vụ internet banking mobile tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (Trang 98 - 102)