CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI DỊCH VỤ IBMB TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
3.1.1.1 Lịch sử hình thành
Ngày 24/06/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - được thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính Phủ, trực thuộc Bộ Tài Chính với qui mô ban đầu nhỏ bé gồm 8 chi nhánh và 200 cán bộ. Đến ngày 26/04/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân hàng để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp để phục vụ đầu tư phát triển. Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV; Được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước.
Từ năm 1996 đến nay: Đây là giai đoạn được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “ cất cánh” của BIDV sau năm 2005. Khẳng định vị trí, vai trò trong sự nghiệp
đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; được Nhà nước trao tặng “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”.
Trải qua 56 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần đắc lực cùng toàn ngành Ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cùng với hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, BIDV luôn đóng vai trò là kênh quan trọng và quyết định trong việc cung ứng vốn phục vụ cho việc phát triển nền kinh tế, là lực lượng chủ lực trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia