Tác động của dịch vụ IBMB đến các dịch vụ ngân hàng truyền thống khác

Một phần của tài liệu banking phát triển dịch vụ internet banking mobile tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (Trang 28 - 29)

thống khác

Xét về mặt bản chất thì dịch vụ IBMB hoạt động tương tự như kênh dịch vụ ngân hàng truyền thống khác. Điểm khác biệt duy nhất giữa hai hình thức ngân hàng này là với dịch vụ Ngân hàng trực tuyến, khách hàng có thể truy cập vào tài khoản của mình, truy vấn các thông tin, thanh toán các hóa đơn, đối chiếu sao kê, ... từ chính máy tính cá nhân, thiết bị di động của mình chứ không phải bằng giấy tờ hay phải gọi điện để thực hiện các giao dịch. Thay vì phải trực tiếp đi tới các quầy giao dịch tại môi chi nhánh thì khách hàng chỉ cần ngồi tại văn phòng làm việc hay nhà riêng và thực hiện đồng thời nhiều giao dịch tài chính chỉ với một cái nhấp chuột. Chính vì nhận thức được những lợi thế mà dịch vụ IBMB mang lại mà khách hàng ngày nay có xu hướng sử dụng các dịch vụ IBMB nhiều hơn so với trước kia. Vậy thì dịch vụ IBMB có ảnh hưởng hay tác động gì tới các dịch vụ ngân hàng truyền thống hiện có hay không?

Chi phí thấp: Các giao dịch được thực hiện trên Internet, thiết bị di động thông qua hệ thống IBMB có chi phí thấp hơn rất nhiều so với thực hiện trực tiếp tại quầy hay gọi điện thoại. Yếu tố này đã làm thay đổi lợi thế cạnh tranh của ngày hôm qua là các ngân hàng càng mở rộng mạng lưới chi nhánh thì càng trở nên bất lợi với các khoản chi phí khá lớn cho việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trả lương nhân viên, ... IBMB cho phép các ngân hàng cắt giảm hoàn toàn các khoản chi phí

tương tự như vậy. Bên cạnh đó thì với ưu điểm là rất linh hoạt trong việc triển khai nên sẽ rất dễ cho khách hàng tiếp cận với loại dịch vụ mới này. Những rào cản mà các dịch vụ ngân hàng truyền thống gặp phải như về khoảng cách địa lý, văn hóa, .... sẽ không còn là trở ngại đối với các dịch vụ IBMB nữa. Chính những yếu tố này đã làm cho khách hàng có khuynh hướng ít trung thành hơn với ngân hàng vì họ có thể dễ dàng so sánh dịch vụ của các ngân hàng khác nhau tại từng thời điểm.

Tăng tính cạnh tranh: giữa các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp trên kênh IBMB và kênh giao dịch truyền thống giữa các ngân hàng khác nhau cũng tăng mạnh. Ví dụ như đối với sản phẩm tiền gửi, hiện tại khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn để đầu tư khoản tiền nhàn rôi của họ. Kênh dịch vụ qua IBMB sẽ hấp dẫn được nhiều khách hàng sử dụng hơn khi họ có nhu cầu gửi tiền, từ đó sẽ làm giảm khối lượng vốn đầu tư chu chuyển qua kênh ngân hàng truyến thống. Và để giữ chân khách hàng ở lại hay trung thành với ngân hàng của mình đồng thời thu hút được các khoản tiền gửi khác từ các khách hàng mới thì các ngân hàng sẽ phải có những chính sách ưu đãi hấp dẫn hay những mức lãi suất cao hơn. Chính điều này sẽ làm ảnh hưởng tới chi phí của các quỹ và làm giảm tính khả thi trong hoạt động kinh doanh.

Hoàn thiện kênh phân phối truyền thống: việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ trên Internet cũng là động lực để các ngân hàng hoàn thiện hơn nữa chuôi sản phẩm dịch vụ hiện có đang cung cấp trên các kênh giao dịch truyền thống. Đồng thời việc ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin phức tạp trong phát triển kênh phân phối trực tuyến sẽ đòi hỏi một đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức quản lý tốt để có thể làm chủ được các công nghệ này. Từ đó thì trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên ngân hàng cũng sẽ được nâng cao. 2.2 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

IBMB

Một phần của tài liệu banking phát triển dịch vụ internet banking mobile tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (Trang 28 - 29)