Thách thức trong quá trình triển khai dịch vụ IBMB

Một phần của tài liệu banking phát triển dịch vụ internet banking mobile tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (Trang 93 - 95)

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012)

4.2.2 Thách thức trong quá trình triển khai dịch vụ IBMB

Thói quen thanh toán không dùng tiền mặt: Tại Việt Nam, tỷ trọng sử dụng tiền mặt trong lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng/tổng phương tiện thanh toán hiện đang dao động ở mức 24-25%, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Thái lan: 6,3%, Trung quốc: 9,7%...). Chính tâm lý dùng tiền mặt, bao gồm cả VND và ngoại tệ mặt, và sự hiểu biết về các dịch vụ ngân hàng điện tử của đa số người dân Việt Nam thấp, cũng là một nguyên nhân để cho việc mở rộng các dịch

vụ ngân hàng điện tử nói chung và dịch vụ IBMB tại BIDV nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia nhất trí rằng, để thuyết phục được các bà nội trợ, giới tiểu thương hay những người dân quê bình thường từ bỏ suy nghĩ "tiền mặt là vua", "nhìn tận mặt, cầm tiền tận tay" thì trước hết, các dịch vụ điện tử do ngân hàng cung cấp phải đạt được sự tin cậy cao. Sự tin cậy này không chỉ dừng ở việc bảo mật thông tin người dùng mà còn phải ở chất lượng dịch vụ, nhất là sau một loạt các sự cố xảy ra với các trạm ATM.

Cơ sở hạ tầng mạng viễn thông của Việt Nam còn nhiều hạn chế, đặc biệt là mạng thông tin di động và kết nối không dây Internet. Tình trạng mất sóng hay mất mạng vẫn thường xuyên xảy ra. Điểm yếu này sẽ gây ra không ít khó khăn cho việc phát triển dịch vụ IBMB tại Việt Nam nói chung và tại BIDV nói riêng. Có thể kể đến các trường hợp như khi khách hàng thực hiện các giao dịch chuyển tiền, sau khi đã nhập vào mã số bảo mật và gửi giao dịch chuyển tiền đi thì hệ thống mạng Internet bị lôi, giao dịch chuyển tiền đó đã được gửi tới ngân hàng nhưng chưa được xử lý và phản hồi lại được cho khách hàng. Trong khi đó thì khách hàng lại chắc chắn rằng mình đã chuyển được tiền và khoản phải thanh toán đó đã thành công. Ngoài ra thì còn rất nhiều các sự cố khác có thể xảy ra trong khi khách hàng thực hiện các giao dịch trên Internet mà đường truyền bị lôi. Chính những điều này đã dẫn đến tâm lý e dè của khách hàng khi sử dụng kênh phân phối IBMB mới này.

Sự gia tăng của tội phạm mạng hay các hacker truy cập trái phép: việc truy cập trái phép vào tài khoản IBMB của các khách hàng cũng đang là một trở ngại lớn cho việc phát triển dịch vụ IBMB. Tình trạng lừa đảo, giả mạo thông tin, trộm cắp tiền thông qua mạng Internet ngày càng phát triển và thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Điểm đặc thù của loại tội phạm này là chúng có thể ngồi ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào và tấn công với thời gian thực hiện rất ngắn và không để lại dấu vết gì. Điều này đã để lại không ít lo âu cho khách hàng sử dụng dịch vụ IBMB.

Mặt bằng dân trí tại Việt Nam chưa đồng đều: giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, các dịch vụ Ngân hàng trực tuyến chủ yếu phát triển ở các thành phố

lớn nhà thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội và còn hạn chế ở các khu vực ngoài thành phố. Hiện tại BIDV cũng mới chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng là những người thu nhập khá, có trình độ dân trí cao tại các thành phố lớn. Nhưng trong tương lai, khi mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng mới này giữa các ngân hàng tăng cao thì việc mở rộng phạm vi thị trường của BIDV sẽ gặp khá nhiều khó khăn.

Sự phụ thuộc vào đối tác thứ ba: đây cũng là một thách thức lớn đối với BIDV trong quá trình xây dựng và triển khai dịch vụ IBMB. Các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại được áp dụng trên IBMB được BIDV mua lại từ một bên đối tác thứ ba. Do vậy mà tính phức tạp trong kỹ thuật vận hành, đảm bảo an ninh, tích hợp với các hệ thống khác trong nội bộ ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ khác thì đều bị phụ thuộc vào bên đối tác thứ ba này. Đội ngũ quản lý và điều hành của BIDV sẽ cần một khoảng thời gian tương đối dài để có thể tiếp nhận toàn bộ các kiến thức, các kỹ thuật vận hành, duy trì và cập nhật dữ liệu trên ứng dụng Ngân hàng trực tuyến này.

Hàng lang pháp lý chưa hoàn thiện: Cơ sở pháp lý đối với các giao dịch điện tử nói chung và đối với IBMB nói riêng tuy đã có nhưng vẫn còn khá chung chung, chưa có hướng dẫn chi tiết và vẫn còn hạn chế đối với một số giao dịch. Ngoài ra thì các cơ sở pháp lý buộc các ngân hàng phải tuân thủ một số các quy định khi cung cấp dịch vụ IBMB cho khách hàng còn chưa có, chưa có các quy định cụ thể về việc chứng thực. Điều này có thể dẫn đến việc một số ngân hàng không thực sự quan tâm đến vấn đề bảo mật, từ đó sẽ gây ra các rủi ro lớn cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ

Một phần của tài liệu banking phát triển dịch vụ internet banking mobile tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (Trang 93 - 95)