Đẩy mạnh hoạt động Marketing, quảng bá sản phẩm

Một phần của tài liệu banking phát triển dịch vụ internet banking mobile tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (Trang 106 - 109)

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012)

4.3.6 Đẩy mạnh hoạt động Marketing, quảng bá sản phẩm

Dịch vụ IBMB là một loại hình dịch vụ mới, đòi hỏi các ngân hàng phải có chiến lược marketing mạnh để thu hút khách hàng. Hơn thế nữa thì với đặc thù văn hóa tiêu dùng và thói quen sử dụng tiền mặt như hiện nay, công tác tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị để người dân biết, làm quen, thấy được lợi ích thực sự và chấp nhận sử dụng dịch vụ IBMB là rất quan trọng. Nhìn chung hiện nay công tác marketing của các ngân hàng Việt Nam cũng như ngân hàng BIDV về các dịch vụ mới chưa được coi trọng và có hiệu quả. Ngân hàng cần phải đẩy mạnh hoạt động marketing các dịch vụ trên kênh IBMB giúp khách hàng nhận biết rõ lợi ích khi sử dụng những dịch vụ này. Để hoạt động marketing được hiệu quả và bài bản, BIDV cần có phương án tạo dựng một bộ phận Marketing chuyên nghiệp. Bám sát kế hoạch và tiến độ phát triển sản phẩm mới để chủ động có chương trình khuyếch trương kịp thời. Có các hình thức quảng bá gây ấn tượng, tạo được hình ảnh riêng về sản phẩm của BIDV.

Xây dựng các chiến lược Marketing cụ thể: Khách hàng sử dụng dịch vụ IBMB rất đa dạng và phong phú thuộc mọi tầng lớp dân cư với mức thu nhập, tâm lý, sở thích, độ tuổi,trình độ dân trí khác nhau nên việc ứng dụng marketing vào ngân hàng là rất quan trọng. Để có được nhiều khách hàng, BIDV cần phải có một chiến lược marketing đúng đắn, cụ thể:

- Chiến lược sản phẩm: BIDV có thể tạo ra sự khác biệt về dịch vụ của mình với các đối thủ, và gia tăng giá trị để thu hút khách hàng mục tiêu của mình. Điều quan trọng là khách hàng cảm thấy BIDV khác với các đối thủ cạnh tranh của mình. Ngân hàng BIDV phải sử dụng được hình ảnh về sự uy tín, sự tiện lợi hay phong

cách sống để thu hút khách hàng mục tiêu của mình. BIDV cần phải bổ sung các tiện ích đối với các sản phẩm cung cấp qua kênh phân phối Ngân hàng trực tuyến ngoài các chức năng cho phép vấn tin, chuyển khoản, thanh toán hoá đơn, tư vấn hướng dẫn sử dụng dịch vụ của ngân hàng đảm bảo khách hàng tiếp cận và sử dụng được các sản phẩm dịch của BIDV ở mọi lúc, mọi nơi, nhanh, an toàn, thủ tục đơn giản và chi phí thấp nhất.

- Về chính sách giá: Để xây dựng được một chính sách giá hợp lí, đảm bảo lợi nhuận của mình và phù hợp với thu nhập của khách hàng thì BIDV cần căn cứ trên nhiều yếu tố thị trường khác nhau như: lợi nhuận, chính sách giá của đối thủ cạnh tranh, chi phí đầu tư, chi phí duy trì hệ thống, ... BIDV nên xem xét việc thu phí dịch vụ IBMB qua một số cách sau:

 Mức giá bằng hoặc nhỏ hơn mức giá của đối thủ cạnh tranh

 Mức giá cần phải tương đương với sự tiện lợi, với giá trị mà dịch vụ IBMB đem đến cho khách hàng

 Những quyết định về giá cũng phải tính đến tỷ suất lợi nhuận, và khả năng phản ứng về giá của đối thủ cạnh tranh

Ngoài ra thì cũng phái xem xét các nhân tố khác như: Mức phí bỏ ra và thu vào, chi phí vận hành, chương trình xét thưởng, chính sách giá của đối thủ cạnh tranh.

+ Củng cố và phát triển kênh phân phối: Đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm cho khách hàng, quản lý các kênh phân phối một cách hữu hiệu để tối đa hóa vai trò của từng kênh trong hệ thống nhằm hướng tới phục vụ các nhu cầu của khách hàng mọi lúc, mọi nơi là một trong những yếu tố thành công của ngân hàng khi hướng tới khách hàng. BIDV có thể tận dụng mạng lưới ATM rộng lớn (với trên 1000 máy) trên toàn quốc, tạo ra khả năng cung cấp dịch vụ tới những người sử dụng thẻ. Thông tin về các dịch vụ IBMB của BIDV có thể được phổ biến qua màn hình thông báo hoặc qua cuốn sách mỏng quảng cáo đặt ở những nơi có ATM; Mạng

lưới chi nhánh có mặt tại 64/64 tỉnh của BIDV với 119 chi nhánh là một kênh phân phối quan trọng vì hàng ngày nó có tác động qua lại trực tiếp với nhiều loại khách hàng. BIDV nô lực thúc đẩy mạng lưới chi nhánh trong việc bán và tiếp thị các dịch vụ IBMB của mình đến những khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, để tiếp xúc và quảng bá các sản phẩm của BIDV tới khách hàng, BIDV có thể gửi trực tiếp thư điện tử đến các khách hàng hiện tại cũng như tiếp thị từ xa.

+ Chiến lược quảng bá: tăng cường công tác giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, các phương tiện truyền thanh truyền hình, các quảng cáo trên đường phố như băng rôn, các cột quảng cáo, tờ rơi quảng cáo bằng bản in trên báo, tạp chí, phương tiện di động, cuốn sách mỏng đặt tại chi nhánh ngân hàng, phòng giao dịch, công ty lữ hành, quảng cáo trên đài, Internet, trang web của BIDV … về những tiện ích của các dịch vụ mà kênh IBMB đang cung cấp.

Quản lý hoạt động Marketing: BIDV cần quản lý tốt các hoạt động marketing sản phẩm như xây dựng chương trình marketing hàng năm và ngân sách hợp lý cho hoạt động marketing, cuối môi năm có đánh giá tổng kết hiệu quả hoạt động marketing một cách rõ ràng. Định kỳ lập báo cáo nhận định về thị trường và đối thủ cạnh tranh, cập nhật các sản mới trên thị trường để có thể định vị chính xác BIDV. Xây dựng các quy chuẩn trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng phục vụ khách hàng. Gắn liền với việc ban hành các quy định, quy trình tác nghiệp về sản phẩm, xây dựng các chương trình Marketing về sản phẩm, dịch vụ để hô trợ các cán bộ bán hàng và nâng cao khả năng tiếp thị sản phẩm cho khách hàng.

Bên cạnh đội ngũ cán bộ làm marketing chuyên nghiệp, cần chú trọng các hoạt động marketing nội bộ bởi thông qua chính đội ngũ cán bộ hơn 12.000 người, nếu được đào tạo, nắm bắt các thông tin tiện ích về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng sẽ là kênh quảng cáo, quảng bá các sản phẩm dịch vụ của BIDV tới khách hàng bên ngoài một cách hiệu quả nhất. BIDV cũng cần chú trọng đến chất lượng mối quan hệ với khách hàng, đảm bảo khách hàng luôn được hài lòng khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, không chỉ vì chất lượng dịch vụ mà còn vì chất lượng phục vụ.

Về công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm: BIDV cần tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng. Thông qua các buổi hội thảo, hội nghị này, BIDV có thể giới thiệu các sản phẩm IBMB hiện có, những phát triển trong tương lai và cung cấp cho khách hàng những kiến thức cần thiết về dịch vụ IBMB nhằm để nâng cao nhận thức, dần dần thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt xưa nay của họ. Đồng thời, Ngân hàng cũng cần lắng nghe những ý kiến và những vấn đề khách hàng còn lo ngại, gặp khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ này để Ngân hàng sẽ có những hướng hoàn thiện và phát triển các dịch vụ cho thích hợp. Ngoài ra thì BIDV cũng nên phát triển nhiều hơn nữa các chương trình khuyến mãi với những giải thưởng hấp dẫn để khuyến khích khách hàng tìm hiểu và sử dụng các dịch vụ IBMB. Cuối cùng thì BIDV cần phải khuyến khích nhân viên chủ động tư vấn dịch vụ IBMB với khách hàng. Qua số liệu thống kê cũng cho thấy, việc nhân viên Ngân hàng tư vấn sản phẩm chiếm tỷ lệ khá cao đến quyết định sử dụng dịch vụ Ngân hàng trực tuyến của khách hàng. Vì vậy, kèm với việc khi khách hàng mở tài khoản thanh toán tại BIDV, nhân viên cần chủ động, nhiệt tình tư vấn và phát các tờ bướm để khách hàng có thể biết đến các tiện ích gia tăng của loại hình dịch vụ mới này. Từ sự nhiệt tình giới thiệu, tư vấn tiện ích của các dịch vụ, khách hàng có thể hiểu biết và bắt đầu tiếp cận với các dịch vụ Ngân hàng điện tử, kích thích sự tìm hiểu và sử dụng của khách hàng và từ đó khách hàng có thể giới thiệu đến các bạn bè, đồng nghiệp, người thân ...

Một phần của tài liệu banking phát triển dịch vụ internet banking mobile tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w