Tăng cường hợp tác quốc tế và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước về bảo hộ bí mật kinh doanh.

Một phần của tài liệu Bảo hộ bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 66 - 67)

nghiệm của các nước về bảo hộ bí mật kinh doanh.

Trên thế giới, ở các nước phát triển việc bảo hộ bí mật kinh doanh đã bắt đầu từ đầu những đầu của thế kỷ XIX. Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, việc giữ bí mật ý tưởng và cơng nghệ trở nên rất quan trọng nhằm đảm bảo những ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Các quan hệ xã hội phát sinh xung quanh việc xác lập, duy trì và giải quyết tranh chấp có liên quan đến bí mật kinh doanh ở các nước rất sơi động. Chính vì vậy, pháp luật về bảo hộ bí mật kinh doanh ở các nước phát triển và hoàn thiện trên cơ sở sự vận động của các quan hệ xã hội nội tại, đáp ứng nhu cầu được điều chỉnh của các quan hệ nội tại.

Ngược lại, ở nước ta, chóng ta đang hình thành nền kinh tế thị trường. Thực tế ở Việt Nam, quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu đối với bí mật kinh doanh cịn khá non trẻ; các doanh nghiệp Việt Nam còng chưa quan tâm đúng mức đến tài sản bí mật kinh doanh. Tuy vậy, trong thời gian tới, cùng với xu thế phát triển chung của thế giới và sự phát triển trong nước, các quan hệ xã hội liên quan đến bí mật kinh doanh có thể sẽ nảy sinh và phát triển một cách mạnh mẽ. Cho nên, để có thể điều chỉnh được các quan hệ xã hội nảy sinh từ việc bảo hộ bí mật kinh doanh trong thời gian tới, chúng ta cần phải tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm điều chỉnh, bảo hộ của các nước phát triển, đặc biệt là kinh nghiệm trong việc thực thi quyền sở hữu đối với bí mật kinh doanh. Điều này sẽ giúp chúng ta “đón” được hướng phát triển của các

quan hệ xã hội và xây dựng các quy phạm pháp luật phù hợp để sẵn sàng điều chỉnh các quan hệ xã hội đó.

Một phần của tài liệu Bảo hộ bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w