BẢO VỆ BÍ MẬT KINH DOANH 1 Tự bảo vệ bí mật kinh doanh.

Một phần của tài liệu Bảo hộ bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 44 - 47)

Bí mật kinh doanh là tài sản của chủ thể kinh doanh và nó có thể mang lại lợi Ých trực tiếp cho chủ sở hữu nếu sử dụng, khai thác bí mật kinh doanh đó. Nhằm đảm bảo quyền của chủ sở hữu, pháp luật ghi nhận quyền tự bảo vệ của chủ sở hữu.

Tự bảo vệ bí mật kinh doanh được hiểu là việc chủ sở hữu bí mật kinh doanh áp dụng mọi biện pháp, cách thức mà pháp luật cho phép để bảo vệ bí mật kinh doanh tránh khỏi sự xâm hại của chủ thể khác hoặc để hạn chế, khắc phục thiệt hại do các hành vi xâm hại bí mật kinh doanh kinh doanh gây ra.

Tự bảo vệ bí mật kinh doanh là quyền của chủ sở hữu. Chủ sở hữu là các cá nhân, pháp nhân cần phảI có cơ chế bảo vệ hữu hiệu để hạn chế đến mức thấp nhất việc bí mật kinh doanh của mình bị thu thập, bị bộc lé hoặc bị sử dụng bất hợp pháp.

Để tự bảo vệ bí mật kinh doanh chủ sở hữu cần phải đánh giá đúng giá trị và tiềm lực của bí mật kinh doanh do mình sở hữu để có cơ chế tự bảo vệ thích hợp nhằm chống được hành vi xâm phạm bất hợp pháp từ bên trong và bên ngoài. Khi hành vi xâm phạm xảy ra, phải đảm bảo doanh nghiệp thắng lợi trong kiện tụng.

Doanh nghiệp có thể huấn luyện nhân viên của mình để các nhân viên hiểu rõ chính sách, quan điểm của doanh nghiệp về bảo vệ bí mật kinh doanh; các loại bí mật kinh doanh cần được bảo hộ trong doanh nghiệp; các bí mật kinh doanh mà họ được tiếp cận, sử dụng; nghĩa vụ của họ theo hợp đồng hoặc theo pháp luật. Doanh nghiệp cũng cần phải định kỳ kiểm tra việc chấp hành và xử lý vi phạm bí mật kinh doanh trong doanh nghiệp đồng thời nhắc nhở để ngăn ngõa sự vi phạm. Trước khi nhân viên rời khỏi doanh nghiệp cần phải từng bước hạn chế sự tiếp cận và sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Trong trường hợp cần thiết cần phải ký kết các thoả thuận bảo mật với nhân viên.

Doanh nghiệp cũng có thể xác lập danh mục bí mật kinh doanh cần được bảo vệ và sử dụng các dấu hiệu để thông báo về việc bảo mật. Việc xác

lập danh mục bí mật kinh doanh có thể thực hiện bằng phương pháp thủ cơng hoặc bằng phương pháp công nghệ hoặc sự kết hợp trên. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải kiểm soát việc tiếp cận từ bên trong và bên ngoài đối với các bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể kiểm sốt việc tiếp cận bằng các biện pháp quản lý nhân viên, đồng thời sử dụng các biện pháp công nghệ để ngăn ngõa hành vi xâm phạm. [7]

Trong trường hợp bí mật kinh doanh đã bị xâm phạm quyền sở hữu đối với bí mật kinh doanh, chủ sở hữu có quyền yêu cầu chủ thể có hành vi xâm phạm phảI chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi cải chính cơng khai, bồi thường thiệt hại. Nếu tổ chức, cá nhân xâm phạm bí mật kinh doanh thừa nhận hành vi xâm phạm trước chủ thể quyền sở hữu đối với bí mật kinh doanh thì trên thực tế các xâm phạm về bí mật kinh doanh thường được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hoặc theo thủ tục Tố tụng Trọng tài. Việc giải quyết bằng phương thức thương lượng, hồ giảI đảm bảo cho tính bí mật của bí mật kinh doanh được đảm bảo, đồng thời đảm bảo cho uy tín của các bên trong hoạt động kinh doanh.

Trong truờng hợp cần thiết, chủ sở hữu bí mật kinh doanh có thể u cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Tồ án, Thanh tra, Quản lý thị Trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp xử lý hành vi xâm phạm theo quy định của pháp luật.

Đơn yêu cầu xử lý vi phạm bí mật kinh doanh phải có các nội dung chủ yếu sau được quy định trong Điều 22 – Nghị Định 105/ 2006/NĐ - CP hướng dẫn thi hành Luật SHTT:

Kèm theo đơn yêu cầu xử lý vi phạm, nguyên đơn cần phải nép kèm theo các tài liệu chứng cứ nhằm chứng minh quyền yêu cầu đó:

- Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền trong trường hợp người yêu cầu là chủ sở hữu, người được chủ sở hữu chuyển giao quyền, được thừa kế, kế thừa quyền đối với bí mật kinh doanh; Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền đối với bí mật kinh doanh là bản mơ tả nội dung của bí mật kinh doanh,

hình thức lưu giữ, phương thức và cách thức có được quyền đối với bí mật kinh doanh đó.

- Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã xảy ra;

- Bản sao thơng báo của chủ thể quyền bí mật kinh doanh tuệ đã gửi cho người xâm phạm, trong đó có Ên định rõ thời gian hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm và chứng cứ chứng minh người xâm phạm vẫn không chấm dứt hành vi xâm phạm;

Trong trường hợp việc nép đơn yêu cầu được thực hiện bởi người đại diện theo uỷ quyền thì phải có giấy tờ chứng nhận về việc uỷ quyền; trong trường hợp đơn yêu cầu được nép bởi người đại diện theo pháp luật của tổ chức thì phải có giấy tờ chứng minh tư cách người đại diện theo pháp luật của tổ chức.

Trong trường hợp cần thiết, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ cũng có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn hành vi xâm phạm hoặc ngăn chặn thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra.

Một phần của tài liệu Bảo hộ bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w