được bảo hộ khi nó còn tính bí mật. Trong trường hợp bí mật kinh doanh đã được chủ sở hữu hoặc người thứ ba bộc lé công khai ra khu vực công cộng thì nó không còn được coi là của riêng ai. Vì vậy, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh đó của chủ sở hữu cũng chấm dứt. Có học giả cho rằng: cái gì thuộc về công cộng thì không thể là độc quyền sở hữu của bất kỳ ai. [14]
Ba là, bí mật kinh doanh không còn lợi thế kinh doanh nữa. Bí mật kinh doanh chỉ được bảo hộ khi nã mang lại một lợi thế nhất định cho chủ sở hữu. Trong trường hợp bí mật kinh doanh không còn lợi thế kinh doanh thì quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh cũng chấm dứt.
2.3. NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH KINH DOANH
Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp nói chung và bí mật kinh doanh nói riêng là vấn đề đặc biệt quan trọng của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Thông qua quy định pháp luật về nội dung quyền sở hữu đối với các sản phẩm trí tuệ đó mà các chủ sở hữu có thể xác định được phạm vi, giới hạn các xử sự được phép của chủ sở hữu. Đối với người không phảI là chủ sở hữu thì thông qua nội dung quyền sở hữu có thể xác định được nghĩa vụ phải tôn trọng quyền của chủ sở hữu, giới hạn xử sự của mình để không xâm phạm quyền của chủ sở hữu.
Trước khi có luật SHTT 2005, nội dung quyền sở hữu công nghiệp được xác định cho từng đối tượng riêng lẻ. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được quy định tại Khoản 1- Điều 8 – Nghị Định 54/2000/NĐ-CP theo đó: “ Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối
với bí mật kinh doanh có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật”.
Theo quy định trên, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt nh là quyền đố
với tài sản hữu hình. Điều này không đúng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Bởi vì bí mật kinh doanh là một sản phẩm của hoạt động trí tuệ. Sản phẩm trí tuệ này có thể được thể hiện dưới các dạng vật chất hữu hình như thể hiện bằng chữ viết, ký hiệu trên các giấy tờ tài liệu, thể hiện bằng các công thức, ảnh chụp, bản vẽ, nguyên liệu vật liệu v.v…bí mật kinh doanh cũng có thể tồn tại được ở dạng phi vật thể. Ví dụ nó thể hiện dưới dạng kỹ năng và kinh nghiệm và trí tuệ của một kỹ sư. [3, tr 174] Chính vì thế quyền chiếm hữu bí mật kinh doanh không thể thực hiện được. ở đây, nhà làm luật đã đồng nhất việc chiếm hữu bí mật kinh doanh với việc chiếm hữu những hình thức hữu hình chứa đụng bí mật kinh doanh. bí mật kinh doanh là những thông tin, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiêm, là trí tuệ chứ không phải là các phương tiện để thể hiện trí tuệ đó.
Để khắc phục hạn chế trên và để tạo ra sự phù hợp giữa nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh và quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng khác, Luật SHTT đã quy định nội dung quyền sở hữu trí tuệ chung cho các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.
Theo Khoản 1 - Điều 123 – Luật SHTT, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp nói chung và bí mật kinh doanh nói riêng có các quyền tài sản sau: