Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là bí mật kinh doanh.

Một phần của tài liệu Bảo hộ bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 28 - 29)

2.1.1.3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết.

Một điều kiện khác để bí mật kinh doanh được bảo hộ đó là chủ sở hữu bí mật kinh doanh phải tiến hành các biện pháp bảo mật cần thiết để cho bí mật kinh doanh đó khơng bị tiết lé và khơng dễ dàng bị xâm hại.

Trên thực tế, các chủ sở hữu bí mật kinh doanh là người áp dụng các biện pháp bảo mật nhằm đảm bảo quyền sở hữu của mình đối với bí mật kinh doanh và tránh sự xâm phạm. Tuy nhiên, các biện pháp bảo mật mà chủ sở hữu áp dụng phải đủ cần thiết nhằm bảo vệ bí mật kinh doanh của mình. Tính cần thiết của các biện pháp bảo mật cần được xem xét trong từng trường hợp cụ thể. Một vấn đề cần lưu ý để có thể xem xét tính cần thiết của các biện pháp bảo mật đã được áp dụng đó là mối tương quan giữa giá trị của bí mật kinh doanh và những lợi thế mà bí mật kinh doanh mang lại cho chủ sở hữu với các biện pháp đã áp dụng. Lẽ dĩ nhiên giá trị và lợi thế mà bí mật kinh doanh càng cao thì bí mật kinh doanh càng quan trọng và cần phảI có những biện pháp bảo mật đủ chắc chắn để đảm bảo. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa giá trị của bí mật kinh doanh và các biện pháp bảo mật thì hoặc là chủ sở hữu đã khơng nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của bí mật kinh doanh hoặc là cố ý đánh lừa các đối thủ cạnh tranh.

2.1.2. Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là bí mật kinh doanh. kinh doanh.

Đồng thời với việc quy định các điều kiện chung để một bí mật kinh doanh được bảo hộ thì pháp luật cũng quy định những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là bí mật kinh doanh cho dù trên thực tế những đối tượng này có thể đáp ứng được những điều kiện bảo hộ nói trên. Các thơng tin không được bảo hộ với danh nghĩa là bí mật kinh doanh bao gồm:

- Bí mật về nhân thân;

- Bí mật về quản lý nhà nước; - Bí mật về quốc phịng an ninh;

- Thơng tin bí mật khác khơng liên quan đến hoạt động kinh doanh. Đây là một sự giới hạn phạm vi cần thiết nhằm tránh tạo ra sự trùng lặp chồng chéo trong hệ thống pháp luật đồng thời cũng đảm bảo mục đích lớn nhất của bảo hộ bí mật kinh doanh là bảo hộ các sản phẩm trí tuệ.

Mặt khác, theo tinh thần của Điều 8 – Luật SHTT thì bí mật kinh doanh nếu xâm phạm lợi Ých nhà nước, lợi Ých công cộng, quyền và lợi Ých hợp pháp của tổ chức cá nhân khác hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan cũng khơng được bảo hộ. [1, tr77]

Một phần của tài liệu Bảo hộ bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 28 - 29)