Ngăn cấm chủ thể khác thu thập, bộc lé, sử dụng bí mật kinh doanh bất hợp pháp.

Một phần của tài liệu Bảo hộ bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 42 - 43)

2.3.2. Ngăn cấm chủ thể khác thu thập, bộc lé, sử dụng bí mật kinh doanh bất hợp pháp. doanh bất hợp pháp.

Quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí mật kinh doanh chỉ thực sự có ý nghĩa khi việc sử dụng bí mật kinh doanh đó mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thương trường. Điều này chỉ được đảm bảo khi chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền ngăn cấm việc thu thập, bộc lé hay sử dụng bí mật kinh doanh bất hợp pháp từ các chủ thể khác. Người không phải chủ sở hữu nhưng được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng cũng có quyền ngăn cấm việc thu thập, bộc lé hoặc sử dụng bí mật kinh doanh từ các chủ thể khác.

Chủ sở hữu hoặc người có quyền kiểm sốt hợp pháp bí mật kinh doanh có quyền áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để ngăn cấm các chủ thể khác tiếp cận, thu thập, sử dụng hoặc bộc lé bí mật kinh doanh của mình một cách bất hợp pháp.

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh và người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng không được phép cấm người khác bộc lé, sử dụng bí mật kinh doanh trong các trường hợp sau:

(i) Nếu một người khơng biết và khơng có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó là do người khác thu được một cách bất hợp pháp thì chủ sở hữu khơng có quyền ngăn cấm họ bộc lé, sử dụng bí mật kinh doanh đó.

(ii) Trong trường hợp cơ quan cấp phép có thẩm quyền bộc lé dữ liệu thử nghiệm hoặc dữ liệu khác là bí mật kinh doanh do người nép đơn xin cấp phép kinh doanh, lưu hành sản phẩm, nơng hố phẩm cho các tổ chức cá nhân khơng nhằm mục đích thương mại không lành mạnh như nghiên cứu, giảng dạy, thực nghiệm hoặc các mục đích phi thương mại khác. Đây là một ngoại lệ của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí mật kinh doanh nói riêng.

(iii) Trong trường cơ quan cấp phép có thẩm quyền bộc lé giữ liệu nhằm bảo vệ công chúng.

(iiii) Bộc lé bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;

(iiiii)Bộc lé, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích đánh giá khơng có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh.

Ngồi các trường hợp trên, theo tác giả, nhằm bảo vệ lợi Ých của người tiêu dùng, pháp luật cần phải ghi nhận rằng chủ sở hữu khơng có quyền ngăn cấm bất kỳ ai bộc lé bí mật kinh doanh mà bí mật kinh doanh đó gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Bảo hộ bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w