Xử lý hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh bằng biện pháp hành chính.

Một phần của tài liệu Bảo hộ bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 58 - 60)

hành chính.

Việc xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp dân sự về cơ bản có thể hạn chế, khắc phục được thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra cho chủ thể quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, có những trường hợp nếu chỉ xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp dân sự thì vẫn chưa tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, chưa có tính trừng phạt người vi phạm, vì thế chưa đạt được mục đích phịng ngõa, răn đe hành vi xâm phạm từ những người khác. Hơn nữa, trong một số trường hợp, hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh cũng là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ nên xử lý xâm phạm bằng biện pháp dân sự sẽ không khắc phục được thiệt hại mà hành vi

xâm phạm gây ra đối với nhà nước, người tiêu dùng và toàn xã hội. Để bổ sung cho nhược điểm này của biện pháp dân sự, các quốc gia trên thế giới còng nh các Điều ước quốc tế đều áp ghi nhận việc việc áp dụng biện pháp hành chính để xử lý hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh.

Tổ chức, cá nhân bị xâm phạm quyền chủ thể đối với bí mật kinh doanh có quyền gửi đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền của mình đối với bí mật kinh doanh. Trong quá trình quản lý nhà nước các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu phát hiện ra hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh gây thiệt hại cho chủ thể quyền, cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội cũng có thể tự mình xử lý hành vi xâm phạm hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm.

Những hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh có thể bị xử lý bằng biện pháp hành chính bao gồm:

- Việc xâm phạm bí mật kinh doanh gây thiệt hại cho người tiêu dùng. - Chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh được quy định tại Khoản 1 - Điều 127 không chấm dứt hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh mặc dù đã được chủ sở hữu bí mật kinh doanh gửi cơng văn u cầu chấm dứt;

- Hành vi vi phạm nghĩa vụ bảo mật của dữ liệu thử nghiệm khi nép đơn xin cấp phép kinh doanh, lưu hành dược phẩm, nơng hố phẩm của cơng chức có thẩm quyền;

- Hành vi cấp phép kinh doanh, lưu hành dược phẩm nơng hố phẩm cho người nép đơn muộn theo quy định của pháp luật.

- Hành vi vi phạm nghĩa vụ giữ bí mật thơng tin, tài liệu của khách hàng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức giám định giao có liên quan đến vụ việc được giải quyết của cá nhân hoặc tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ.

- Hành vi vi phạm nghĩa vụ giữ bí mật về thơng tin bí mật biết được trong khi thực hiện việc giám định của tổ chức giám định.

- Hành vi vi phạm nghĩa vụ giữ kín bí mật thơng tin về việc xin cấp văn bằng bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn của cá nhân tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ khi được phép cơng bố theo quy định của pháp luật.

Cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với bí mật kinh doanh bị buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm và có thể bị áp dụng hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình. Ngồi ra, tuỳ tính chất mức độ xâm phạm, tổ chức cá nhân xâm phạm bí mật kinh doanh cịn có thể bị áp dụng biện pháp đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết các cơ quan này áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh là nhằm mục đích cạnh tranh khơng lành mạnh, vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì hành vi đó có thể bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh theo pháp luật về cạnh tranh song song với biện pháp dân sự.

Một phần của tài liệu Bảo hộ bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w