nhằm bảo hộ có hiệu quả quyền chủ thể của các tổ chức, cá nhân đối với bí mật kinh doanh, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh, đặc biệt là những hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh có mục đích cạnh tranh khơng lành mạnh.
Mét trong những khía cạnh quan trọng đầu tiên để đánh giá sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật hoặc một chế định pháp luật nào đó là tính thống nhất, đầy đủ, rõ ràng và cụ thể về mặt nội dung của các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành. Nghĩa là phải đảm bảo rằng trong hệ thống hay chế định pháp luật đó, bất kỳ một quan hệ xã hội hay một khía cạnh nào của quan hệ xã hội cần được điều chỉnh cũng có quy phạm pháp luật để điều chỉnh. Mặt khác, các quy phạm pháp luật đã được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phảI nằm trong mối liên hệ thống nhất với nhau, tránh mâu thuẫn chồng chéo về mặt nội dung đồng thời phảI đủ rõ ràng, cụ thể để áp dụng.
Bên cạnh đó, trong thực tiễn thi hành pháp luật, hiệu quả điều chỉnh pháp lý các quan hệ xã hội của pháp luật và hiệu lực thực tế của các quy phạm pháp luật cũng phụ thuộc rất lớn vào tính thống nhất, đồng bộ, đầy đủ, rõ ràng và cụ thể của nội dung các quy định pháp luật.
Luật SHTT 2005 ra đời đánh dấu một bước tiến mới về sự hoàn thiện của pháp luật bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung và pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh nói riêng. Luật sở hữu trí tuệ bao gồm 222 điều cùng với bốn Nghị định hướng dẫn thi hành đã tạo ra mét khung pháp lý tương đối đầy đủ và phù hợp để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Riêng đối với bí mật kinh doanh, ngồi các quy định chung của dành cho tất cả các đối tượng của sở hữu trí truệ hoặc sở hữu cơng nghiệp, Luật SHTT đã dành một số điều cơ bản để quy định về bí mật kinh doanh. Những điều luật Ýt ỏi này quy định một số vấn đề cơ bản về bí mật kinh doanh như các điều kiện để bảo hộ, quyền sử dụng bí mật kinh doanh, hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh và một số vấn đề có liên quan khác. Những quy định này đã mở ra
mét khung pháp lý cơ bản để bảo hộ bí mật kinh doanh, phù hợp với địi hỏi của hội nhập và xu hướng phát triển của các quan hệ xã hội trong nước. Tuy nhiên, trong mối tương quan với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác thì các quy định của pháp luật đối với bí mật kinh doanh cịn khá Ýt ỏi. Ngun nhân của việc quy định khiêm tốn này bắt nguồn từ việc đối tượng bí mật kinh doanh là một đối tượng còn quá mới mẻ ở Việt Nam và thực tiễn các vấn đề xã hội liên quan đến đối tượng này còn chưa nhiều; các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn đối với pháp luật bảo hộ bí mật kinh doanh cịn Ýt so với các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ. Trong xu hướng phát triển chung của xã hội hiện nay, đặc biệt là khi Việt Nam đã được gia nhập WTO, việc kinh doanh trên thị trường sẽ trở nên khốc liệt hơn vì vậy các quan hệ xã hội xung quanh đối tượng bí mật kinh doanh sẽ diễn ra thường xun hơn, chính vì vậy, cần phảI có đầy đủ các quy định nhằm điều chỉnh một cách kịp thời, đầy đủ các quan hệ xã hội này. Hơn nữa, các quy định pháp luật hiện hành trong Luật SHTT về bảo hộ bí mật kinh doanh cịn chưa đủ cụ thể, rõ ràng để áp dụng, nhiều quy định cịn chưa đầy đủ, hồn thiện. Chính vì vậy, cần phải sớm hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo hộ bí mật kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc bảo hộ đối tượng này.
3.1.2. Bảo đảm sự tương thích của pháp luật bảo hộ bí mật kinh doanh ở Việt Nam với các Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương