CĂN CỨ PHÁT SINH VÀ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU CƠNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH.

Một phần của tài liệu Bảo hộ bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 29 - 34)

NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH.

2.2.1.Căn cứ phát sinh quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí mật kinh doanh.

Mét trong những nguyên tắc tối cao của pháp luật là quyền chủ thể chỉ được bảo hộ nếu quyền chủ thể đó được phát sinh, được xác lập trên các căn cứ hợp pháp. Khơng nằm ngồi ngun tắc đó, quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí mật kinh doanh cũng chỉ được bảo hộ nếu nó được xác lập trên cơ sở các căn cứ hợp pháp.

Theo quy định tại điểm c - khoản 2 - Điều 6 Luật SHTT thì “quyền sở

hữu cơng nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ bảo mật bí mật kinh doanh”. Hoặc Khoản 1 - Điều 753 – Bộ Luật Dân sự quy định: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, quyền đối với giống cây trồng có thể được chuyển giao tồn bộ hoặc một phần theo hợp đồng hoặc để thừa kế, kế thừa”.

Ngoài ra, tại khoản 3 - Điều 121 - Luật SHTT cịng quy định “chủ sở

hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh đó một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh”.

Như vậy việc xác lập quyền đối với bí mật kinh doanh bao gồm hai mặt: một mặt, quyền đó phải được xác lập trên các căn cứ hợp pháp; mặt khác, ngay tại thời điểm có được bí mật kinh doanh đó chủ sở hữu phải tiến hành các biện pháp bảo mật.

Trên cơ sở quy định của pháp luật và thực tiễn xác lập quyền đối với bí mật kinh doanh ở nước ta còng nh các nước trên thế giới, quyền chủ sở hữu đối với bí mật kinh doanh được phát sinh trên cơ sở các căn cứ sau:

a) Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh trên cơ sở sự kiện sáng tạo.

Cũng giống như việc xác lập quyền sở hữu đối với các loại tài sản hữu hình khác, quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ nói chung và bí mật kinh doanh nói riêng được xác lập trước hết dùa trên căn cứ “tạo ra tài sản”. ở thời kỳ cộng sản nguyên thủy, do hoàn cảnh lịch sử, sản phẩm lao động do cá nhân làm ra nhưng thuộc sở hữu chung của cả cộng đồng. Khi xã hội phát triển đến một mức độ nhất định, con người bắt đầu thừa nhận một nguyên tắc bất cứ tài sản gì là sản phẩm lao động của người nào thì người đó làm chủ sở hữu. Người lao động có tồn quyền trong việc bán, tặng cho, trao đổi, hay sử dụng tài sản của mình. Nguyên tắc này đúng cho cả tài sản hữu hình và vơ hình. Người lao động trong quá trình lao động sáng tạo của mình nếu thu được các tri thức, kinh nghiệm hay kỹ năng thì cũng có quyền đối với các sản phẩm trí tuệ đó. Người lao động tri óc cũng phải được sở hữu thành quả từ hoạt động trí óc của mình.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh là loại hoạt động có những đặc thù nhất định. Chỉ có những chủ chủ thể thoả mãn những điều kiện do pháp luật quy định mới được thực hiện hoạt động kinh doanh, gọi là chủ thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Cá nhân hoặc

pháp nhân kinh doanh này có thể thuê mướn người lao động hoặc một chủ thể kinh doanh khác để thực hiện các hoạt động của mình. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ do cá nhân hoặc pháp nhân giao hoặc thuê, người lao động hoặc chủ thể kinh doanh được th mướn có thể tạo ra bí mật kinh doanh. Trong trường hợp này, Luật SHTT quy định “Bí mật kinh doanh mà bên làm

thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện cơng việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.”

Trên thực tế, một bí mật kinh doanh có thể do nhiều chủ thể tạo cùng tạo ra. Bởi vì đặc thù của hoạt động lao động và hoạt động kinh doanh là có thể có sự tham gia của rất nhiều chủ thể khác nhau. Trong trường hợp nhiều người cùng lao động hoặc nhiều chủ thể kinh doanh cùng tham gia một hoạt động kinh doanh và mỗi chủ thể đều có những đóng góp nhất định trong việc tạo ra hoặc sử dụng bí mật kinh doanh thì về ngun tắc là các chủ thể đều có quyền xác lập quyền sở hữu đối với bí mật kinh doanh đó. Pháp luật Việt Nam chưa có quy định về đồng sở hữu đối với bí mật kinh doanh. Nhằm đảm bảo quyền chủ sở hữu, thực tiễn Việt Nam và thế giới, các chủ thể này thường ký kết các thoả thuận bảo mật để đảm bảo quyền chủ sở hữu của mình. Trong trường hợp các bên khơng có thoả thuận bảo mật thì nếu một bên bộc lé bí mật kinh doanh đó sẽ khơng có căn cứ pháp lý để áp dụng các biện pháp chế tài mặc dù việc bộc lé đó có thể gây thiệt hại cho các chủ thể khác. để khắc phục sự thiếu hụt này pháp luật Việt Nam cần có quy định về việc đồng sở hữu bí mật kinh doanh và giới hạn quyền của các đồng sở hữu đối với bí mật kinh doanh.

b) Xác lập quyền sở hữu bí mật kinh doanh được chuyển nhượng thơng qua hợp đồng chuyển nhượng bí mật kinh doanh.

Mét trong những đặc tính cơ bản của bí mật kinh doanh là có giá trị thương mại, mang lại lợi thế cạnh tranh cho người biết được hoặc sử dụng nó. Chính vì vậy, trong hoạt động kinh doanh chủ sở hữu bí mật kinh doanh cũng

có thể chuyển nhượng bí mật kinh doanh mà mình sở hữu cho người khác. Điều này vừa mang lại lợi Ých kinh tế cho chủ sở hữu vừa mang lại Ých cho người nhận chuyển nhượng.

Việc chuyển nhượng quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí mật kinh doanh làm chấm dứt quyền sở hữu của bên chuyển nhượng và làm phát sinh quyền sở hữu đối với bên nhận chuyển nhượng.

c) Xác lập quyền sở hữu đối với bí mật kinh doanh được thừa kế.

Trong trường hợp cá nhân là chủ sở hữu của bí mật kinh doanh chết, quyền sở hữu bí mật kinh doanh được dịch chuyển cho người thừa kế. Việc dịch chuyển này có thể theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp được dịch chuyển theo di chúc, người được chỉ định trong di chúc được xác lập quyền sở hữu đối với bí mật kinh doanh kể từ thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp cá nhân là chủ sở hữu bí mật kinh doanh chết mà khơng để lại thừa kế thì về ngun tắc, tất cả những người có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật của người chết đều có quyền sở hữu đối với bí mật kinh doanh đó. Các chủ sở hữu có quyền thoả thuận để cùng sử dụng bí mật kinh doanh hoặc được hưởng thừa kế bằng cách nhận một phần giá trị của bí mật kinh doanh quy thành tiền. Người được xác lập quyền sở hữu đối với bí mật kinh doanh có quyền có nghĩa vụ phải trả tiền cho người thừa kế khác.

d) Xác lập quyền sở hữu đối với bí mật kinh doanh trong trường hợp kế thừa.

Trong quá trình kinh doanh, các pháp nhân kinh doanh có thể thực hiện việc tổ chức lại pháp nhân nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Việc tổ chức lại pháp nhân được thực hiện bằng các hình thức như: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất pháp nhân.

Trong trường hợp một pháp nhân đang hoạt động chia thành hai hoặc nhiều pháp nhân cùng loại, thì các pháp nhân mới được chia có quyền xác lập quyền sở hữu đối với bí mật kinh doanh của pháp nhân bị chia theo quyết định chia pháp nhân (theo quyết định của Hội đồng thành viên nếu pháp nhân

bị chia là công ty TNHH; theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông nếu pháp nhân bị chia là công ty Cổ Phần…). Nếu hợp theo quyết định chia pháp nhân, các pháp nhân mới đều được kế thừa bí mật kinh doanh của pháp nhân bị chia thì các pháp nhân mới là đồng chủ sở hữu đối với bí mật kinh doanh đó.

Trong trường hợp một pháp nhân mới được tách ra khỏi một pháp nhân đang hoạt động, thì pháp nhân mới này có quyền xác lập quyền sở hữu đối với bí mật kinh doanh do pháp nhân đang hoạt động sở hữu theo quyết định tách pháp nhân.

Trong trường hợp một pháp nhân đang hoạt động sáp nhập vào một pháp nhân đang hoạt động khác, thì pháp nhân được sáp nhập có quyền xác lập quyền sở hữu đối với bí mật kinh doanh mà pháp nhân bị sáp nhập sở hữu.

Trong trường hợp hai hoặc nhiều pháp nhân đang tồn tại hợp nhất thành một pháp nhân mới thì pháp nhân mới này có quyền xác lập quyền sở hữu đối với bí mật kinh doanh của các pháp nhân bị hợp nhất.

e) Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh trong các trường hợp khác.

Ngồi các căn cứ nói trên quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí mật kinh doanh cũng cịn được xác lập cho các tổ chức hoặc cá nhân nếu việc tìm ra bí mật kinh doanh bằng các cách thức hợp pháp khác:

(i) Quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí mật kinh doanh có thể được

xác lập cho các cá nhân hoặc pháp nhân nếu cá nhân hoặc pháp nhân đó biết được bí mật kinh doanh được từ việc phân tích ngược các sản phẩm được sản xuất bằng cách áp dụng bí mật kinh doanh và được bán hợp pháp trên thị trường với điều kiện người phân tích ngược khơng có thoả thuận khác với chủ sở hữu hoặc người bán hàng.

(ii) Mét pháp nhân hoặc cá nhân có thể xác lập quyền sở hữu đối với

không biết và pháp luật cũng khơng bắt buộc phải biết đó là bí mật kinh doanh của người khác.

(iii) Trong trường hợp một cá nhân hoặc pháp nhân biết được một bí

Một phần của tài liệu Bảo hộ bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w