Xử lý hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh bằng biện pháp hình sự.

Một phần của tài liệu Bảo hộ bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 60 - 63)

hình sự.

Theo Điều 212 – Luật SHTT “Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm

quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.”

Trên thực tế ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh xảy ra rất thường xuyên và phổ biến, gây ra thiệt hại rất lớn cho chủ thể bị xâm phạm. Chẳng hạn, mới gần đây, một nhân

viên phịng quản trị của Cơng ty nước giảI khát hàng đầu thế giới đã đánh cắp thông tin và một số nguyên liệu của sản phẩm mới và chào bán cho đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty này là PepsiCo.[16] Hoặc cơng ty máy tính Mỹ Apple đã bị một nhân viên làm việc theo thời vụ đã tự ý đưa bản thiết kế, hình ảnh và đặc tính kỹ thuật của sản phẩm mới Power Mac G4 lên Internet. [16]. Điều này gây ra thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp. Vì vậy, ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, pháp luật hình sự của các nước này ln dành những quy định riêng cho các tội phạm xâm phạm bí mật kinh doanh (Chẳng hạn Mỹ có Luật Chống gián điệp kinh tế).

Ở nước ta, nền kinh tế thị trường đang ở thời kỳ đầu tiên. Vì vậy, các chủ thể chưa quan tâm nhiều đến việc giữ gìn bí mật kinh doanh và các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hầu như là chưa có. Hơn nữa, trong pháp luật hình sự Việt Nam chưa có quy định riêng về tội phạm xâm phạm bí mật kinh doanh. Đây là một vấn đề mà pháp luật hình sự Việt Nam cần phảI quan tâm xây dùng cho phù hợp với pháp luật các nước khác và xu thế phát triển chung của nền kinh tế.

Theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành, các tội phạm xâm phạm về sở hữu trí tuệ nói chung được quy định trong chương “Các tội phạm

xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”. Trong các quy định về các tội xâm

phạm sở hữu trí tuệ thì khơng có quy định riêng nào cho tội phạm xâm phạm bí mật kinh doanh. Điều này bắt nguồn từ ngun nhân chủ yếu là vì ở nước ta bí mật kinh doanh bị xâm phạm trên thực tế cịn Ýt và bí mật kinh doanh cũng mới được bảo hộ bắt đầu từ năm 2000 trong Nghị Định 54/2000/NĐ - CP.

Trong Bộ luật hình sự 1999, các tội phạm xâm phạm đến bí mật kinh doanh có thể được xử lý theo quy định tại Điều 171 của Bộ luật hình sù . Tuy nhiên, nếu chiếu theo quy định tại điều này thì hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh khó có thể xử lý được. Điều này xuất phát từ hai lý do: Một là, pháp

luật hình sự của Việt Nam chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm của cá nhân trong khi hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc pháp nhân; hai là, hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh của cá nhân khơng phải bao giê cũng nhằm mục đích kinh doanh. Trong trường hợp thứ hai này, hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh giống hành vi trộm, lừa đảo, cưỡng đoạt tài sản, mà tài sản bị trộm, bị lừa đảo, bị cưỡng đoạt ở đây là tài sản trí tuệ.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, tài sản là một khái niệm bao hàm cả quyền tài sản, trong đó có quyền đối với các tài sản trí tuệ. Với cách hiểu như vậy, khi có một hành vi xâm phạm quyền chủ thể đối với tài sản bí mật kinh doanh có thể được áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu để xét xử hay khơng? Chẳng hạn, khi có hành vi của một cá nhân, lén lút làm vơ hiệu hố các biện pháp bảo mật của chủ sở hữu hoặc người kiểm sốt hợp pháp bí mật kinh doanh đó nhằm tiếp cận và thu thập bí mật kinh doanh, sau đó bán cho một tổ chức hoặc cá nhân khác. Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh trong ví dụ trên rõ ràng đã thoả mãn hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 – Bộ luật hình sự. Một ví dụ khác là hành vi của cá nhân bằng thủ đoạn gian dối tiếp cận, thu thập bí mật kinh doanh từ người kiểm sốt hợp pháp bí mật kinh doanh của tổ chức hoặc cá nhân khác. Hành vi này được xem là hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 139 – Bộ luật hình sự. Hoặc hành vi của cá nhân vì mục đích kinh doanh mà sử dụng tráI phép bí mật kinh doanh của người khác mặc dù đã biết hoặc pháp luật bắt buộc phảI biết đó là bí mật kinh doanh của người khác cũng giống với hành vi khách quan của tội sử dụng tráI phép tài sản của người khác được quy định tại Điều 142 – Bộ luật hình sự 1999.

Nh vậy, về mặt lý luận, chúng ta hồn tồn có thể khẳng định rằng một hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh có thể bị xử lý theo pháp luật hình sự

trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, trên thực tế, các quy định về tội phạm xâm phạm sở hữu trong pháp luật hình sự từ xưa đến nay chỉ dùng để xử lý các hành vi xâm phạm các loại tài sản khác. Hơn nữa, các hình phạt được quy định trong pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu cũng chưa phù hợp nếu áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với bí mật kinh doanh. Chính vì vậy, trước mắt, chúng ta nên ban hành một văn bản hướng dẫn về việc áp dụng các quy định sẵn có của Bộ luật hình sự 1999 để xử lý các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm. Điều này thực sự cần thiết nhằm xử lý các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh đảm bảo quyền chủ thể của các tổ chức cá nhân, tránh bỏ lọt tội phạm. Về lâu dài, chúng ta nên có các quy định riêng trong Bộ luật hình sự để xử lý hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh.

Chương 3:

Một phần của tài liệu Bảo hộ bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w