IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
3. Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
3.2.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
doanh của Tổng công ty.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh các Công ty phải có tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, muốn quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả thì việc đảm bảo có đủ tài sản là vấn đề cấp thiết. Mặt khác muốn đảm bảo có đủ tài sản cho hoạt động kinh doanh thì Công ty cần có biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động hình thành nguồn vốn.
Trước hết để nắm bắt được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng tài sản của Doanh nghiệp ta phải đi sâu xem xét các mối quan hệ về tình hình biến động của các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán, theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
1. Phân tích các cân đối lí thuyết. * Cân đối lí thuyết 1.
Bnguồn vốn = Ats [I + II + IV + V(1,2)] + Bts [ II+ III + IV + V (1)] (3-1)
Bản chất cân đối này là : Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của Doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu. Có hai trường hợp:
+ VT > VP DN thừa vốn không sử dụng hết (hoặc bị chiếm dụng)
+ VT < VP DN thiếu vốn cho sản xuất, phải đi vay mượn hoặc chiếm dụng vốn. Thay các số liệu ở bảng 3-1 vào công thức (3-1), kết quả tính toán được bảng 3-8
Bảng cân đối lí thuyết 1. ĐVT : Đồng Bảng 3-8 Năm VT VP Chênh lệch 2006 ĐN 174,126,325,711 121,798,000,62 3 +52,328,325,088 CN 155,176,162,931 115,498,146,00 0 +39,678,016,931 2007 ĐN 155,176,162,931 115,498,146,00 0 +39,678,016,931 CN 171,574,569,349 125,508,603,17 9 +46,065,966,170 2008 ĐN 171,574,569,349 125,508,603,17 9 +46,065,966,170 CN 235,375,623,650 258,276,793,33 7 -22,901,169,687 2009 ĐN 235,375,623,650 258,276,793,33 7 -22,901,169,687 CN 264,980,751,617 340,370,571,54 7 -75,389,819,930 2010 ĐN 264,980,751,617 340,370,571,54 7 -75,389,819,930 CN 571,234,044,521 774,417,175,40 0 -203,183,130,900
Qua bảng trên cho thấy bốn năm từ 2006, 2007 VT > VP chứng tỏ nguồn vốn của chủ sở hữu của Tổng công ty những năm này không sử dụng hết và bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng duới nhiều hình thức như mua chịu hàng hoá dịch vụ, trả trước cho người bán …
Bắt đầu từ đầu năm 2008 đến năm 2010 là VT< VP là do việc thiếu vốn để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mở rộng sản xuất. Tổng công ty phải huy động vốn bằng cách vay ngắn hạn ngân hàng và chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác.
* Cân đối lí thuyết 2.
BNv + ANv [I + II (4) ] = Ats [I + II + IV + V(1,2)] + Bts [ II+ III + IV + V (1)] (3-2) Bản chất của cân đối này: Nếu thiếu vốn doanh nghiệp huy động các nguồn tài trợ hợp pháp để trang trải các khoản (bằng vốn vay ngắn hạn, dài hạn) trả tiền vay đến hạn trả.
+ VT > VP Số nguồn vốn đi vay thừa sẽ bị chiếm dụng
+ VT < VP Kể cả đi vay vốn Doanh nghiệp vẫn thiếu vốn và phải đi chiếm dụng Thay các số liệu ở bảng 3-1 vào công thức 3-2, kết quả tính toán được bảng 3-9
\
Bảng cân đối lí thuyết 2
ĐVT: Đồng Bảng 3-9 Năm VT VP Chênh lệch 2006 ĐN 184,608,801,812 121,798,000,623 +62,810,801,189 CN 162,205,699,049 115,498,146,000 +46,707,553,049 2007 ĐN 162,205,699,049 115,498,146,000 +46,707,553,049 CN 195,470,027,133 125,508,603,179 +69,961,423,954 2008 ĐN 195,470,027,133 125,508,603,179 +69,961,423,954 CN 308,646,078,761 258,276,793,337 +50,369,285,424 2009 ĐN 308,646,078,761 258,276,793,337 +50,369,285,424 CN 357,119,832,815 340,370,571,547 +16,749,261,268 2010 ĐN 357,119,832,815 340,370,571,547 +16,749,261,268 CN 1,067,564,794,000 774,417,175,400 +293,147,618,800
Qua bảng trên cho thấy trong tất cả các năm từ 2006-2010 nguồn vốn đi vay của Tổng công ty đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Nhưng chính do khả năng huy động vốn khá tốt của Tổng công ty mà dẫn đến việc số vốn Tổng công ty huy động thừa bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng dưới hình thức mua chịu hàng hóa, dịch vụ... Vì trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty quan hệ với nhiều đối tác, nếu Tổng công ty chiếm dụng vốn ở bên ngoài thì bên ngoài cũng có thể chiếm dụng vốn của Tổng công ty nhưng ở trong một chừng mực nhất định. Vì vậy Tổng công ty cần xem xét lại việc để các doanh nghiệp khác chiếm dụng quá nhiều vốn làm ảnh hưởng đến qúa trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Đây là một tình trạng không tốt vì Tổng công ty thường xuyên bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn. Công ty cần phải có biện pháp khắc phục tình trạng trên bằng
cách: hạn chế bán chịu, trả trước cho người bán… Để biết được mức độ chiếm dụng và bị chiếm dụng của Tổng công ty ta xét cân đối lí thuyết 3.
* Cân đối lí thuyết 3.
B nguồn vốn + Anguồn vốn ( I1 + II4 ) – Ats(I + II + IV + V1,2 ) - Btài sản( II+III+IV+V1) = Atài sản( III + V3,4 ) + Btài sản( I +V2,3 ) - Anguồn vốn ( I2-10 + II1,2,3,5,6,7 ) (3-3)
Bản chất của cân đối lí thuyết 3: Số vốn của Doanh nghiệp bị chiếm dụng hoặc đi chiếm dụng đúng bằng số chênh lệch giữa số tài sản phải thu và công nợ phải trả.
Thay các số liệu ở bảng 3-1 vào công thức (3-3), kết quả tính toán được bảng (3-10).
Bảng cân đối lí thuyết 3.
ĐVT: Đồng Bảng 3-10
Năm Chỉ tiêu VT VP Chênh lệch
2006 ĐN +62,810,801,189 +62,810,801,189 0 CN +46,707,553,049 +46,707,553,049 0 2007 ĐN +46,707,553,049 +46,707,553,049 0 CN +69,961,423,954 +69,961,423,954 0 2008 ĐN +69,961,423,954 +69,961,423,954 0 CN +50,369,285,424 +50,369,285,424 0 2009 ĐN +50,369,285,424 +50,369,285,424 0 CN +16,749,261,268 +16,749,261,268 0 2010 ĐN +16,749,261,268 +16,749,261,268 0 CN +293,147,618,800 +293,147,618,800 0
Qua kết quả tính toán tập hợp trong bảng 3-10 có thể thấy số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng hoặc đi chiếm dụng đúng bằng số chênh lệch giữa số tài sản phải thu và công nợ phải trả mà chủ yếu là số vốn của Tổng công ty bị chiếm dụng.
Tóm lại tình trạng bị chiếm dụng quá nhiều vốn của Tổng công ty trong một thời kì dài với một số vốn khá lớn đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng tài chính vốn lành mạnh của Tổng công ty vì vậy Tổng công ty phải có biện pháp đẩy mạnh công tác thu hồi tiền hàng và các khoản phải thu…
2. Phân tích tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ.
Để đánh giá khả năng tự đảm bảo tài chính của Tổng công ty ta xét hai chỉ tiêu tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ.
* Tỷ suất nợ:
Tổng nguồn vốn * Tỷ suất tự tài trợ
áp dụng công thức (3-4), (3-5), (3-6), (3-7) và số liệu bảng 3-1 ta có bảng phân tích khả năng tự đảm bảo tài chính, biểu đồ 3-4 và 3-5
Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu x 100% (%) ( 3-5)
Bảng phân tích khả năng tự đảm bảo tài chính
Bảng 3-11
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
I Nợ phải trả tỷ đồng 82.3 111.9 161.36 199.67 497.40 II Nguồn vốn chủ sở hữu tỷ đồng 155.1 171.5 236.27 273.31 569.82 III Tổng nguồn vốn tỷ đồng 237.5 283.5 396.74 464.65 1,069.02 IV Tỷ suất nợ % 34.65 39.47 40.67 42.97 46.29 - Chỉ số định gốc % 100 113.91 117.37 124.01 133.59 - Chỉ số liên hoàn % 100 113.91 103.04 105.66 107.73 - Chỉ số phát triển bình quân % 107.51 V Tỷ suất tự tài trợ % 65.3 60.49 59.55 58.82 53.30 - Chỉ số định gốc % 100 92.63 91.19 90.07 81.62 - Chỉ số liên hoàn % 100 92.63 98.45 98.77 90.62 - Chỉ số phát triển bình quân % 95.05
Tỷ suất tự tài trợ trong giai đoạn 2006-2010 mặc dù luôn cao hơn so với tỷ suất nợ nhưng lại có xu hướng liên tục giảm, điều này phản ánh khả năng độc lập về tài chính của Tổng công ty đang yếu dần đi, Tổng công ty bị sức ép từ các khoản nợ vay ngày càng tăng lên. Tỷ suất tự tài trợ có tốc độ giảm bình quân là 4.95% tương ứng tỷ suất nợ có tốc độ tăng bình quân là 7.51% đây là hiện tượng bất ổn về tài chính của Tổng công ty trong hiện tại, không đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng như không phù hợp với xu thế phát triển lâu dài của ngành nói riêng và với sự phát triển chung của toàn xã hội. Tổng công ty cần chú ý để khắc phục tình trạng này trong tương lai.
%
%
Hình 3-5: Sơ đồ biểu diễn chỉ số liên hoàn tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ 3.2.3. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán.
Khả năng thanh toán là khả năng chi trả các khoản nợ vay bằng tiền vốn của Tổng công ty, nói cách khác nó phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản mà Tổng công ty có khả năng thanh toán trong kì với các khoản Tổng công ty phải trả.
Nếu Tổng công ty có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính được coi là khả quan và ngược lại.
Khả năng thanh toán của Tổng công ty không chỉ là mối quan tâm của riêng Tổng công ty mà còn là mối quan tâm của rất nhiều các tổ chức kinh tế, bởi vì thông qua các hệ số này cho biết Tổng công ty có đủ khả năng trả các khoản nợ tới hạn hay không.
1. Vốn luân chuyển.
Là lượng vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp đồng thời với việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn (3-8)
Nó phản ánh số vốn của Doanh nghiệp được tài trợ từ các nguồn dài hạn, không đòi hỏi phải thanh toán trong thời hạn ngắn.
Thay các số liệu ở bảng 3-1 vào công thức (3-8 )kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 3-12
Bảng phân tích sự biến động của vốn luân chuyển.
ĐVT: Đồng Bảng 3-12
Chỉ tiêu Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tài sản ngắn hạn 181,296,795,355 240,308,037,66 4 250,329,331,268 265,623,443,77 9 818,366,860,317 Nợ ngắn hạn 82,214,538,770 111,656,363,85 7 160,987,695,896 199,666,955,427 482,383,196,123 Vốn luân chuyển 99,082,256,585 128,651,673,807 89,341,635,372 65,956,488,352 335,983,664,194
Qua bảng 3-12 cho thấy: vốn luân chuyển tăng giảm qua các năm không đều, năm 2006, 2007 thì các khoản nợ ngắn hạn nhỏ hơn vốn luân chuyển cho thấy Tổng công ty đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Từ năm 2008 đến năm 2010 vốn luân chuyển nhỏ hơn nợ ngắn hạn không đảm bảo cho khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Tổng công ty. Điều này không tốt và gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Trong thời gian tới Tổng công ty cần có biện pháp tránh tình trạng này xảy ra liên tục như vậy.
2. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành(tổng quát)
(3-9) Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán một cách tổng quát các khoản nợ nần của Doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ tổng giá trị tài sản của Doanh nghiệp thừa để thanh toán hết các khoản nợ hiện tại của Doanh nghiệp.
Thay các số liệu ở bảng 3-1 vào công thức(3-9), kết quả tính toán được bảng sau:
Bảng hệ số khả năng thanh toán hiện hành .
Bảng 3-13
STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Tổng giá trị tài sản( tỷ đồng) 237.56 283.54 396.74 464.65 1,069.02 2 Tổng nợ phải trả( tỷ đồng) 82.39 111.96 161.36 199.67 497.40 3 Hệ số thanh toán hiện hành (lần) 2.88 2.53 2.46 2.33 2.15 - Chỉ số định gốc (%) 100.00 87.85 85.42 80.9 74.65 - Chỉ số liên hoàn (%) 100.00 87.27 97.23 94.71 92.27 - Chỉ số phát triển bình quân (%) 92.80
Hệ số khả năng thanh toán
hiện hành (tổng quát) =
Tổng giá trị tài sản Tổng nợ phải thanh toán
Hình 3-6: Biểu đồ thể hiện hệ số thanh toán hiện hành
%
Hình 3-7 : Sơ đồ biểu diễn sự biến động của hệ số thanh toán hiện hành
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy hệ số thanh toán hiện hành (TTHH) của các năm luôn lớn hơn 2 điều này chứng tỏ Tổng công ty đảm bảo được khả năng thanh
toán vì tất cả các khoản huy động từ bên ngoài đều có khả năng đảm bảo ( thí dụ năm 2010, cứ đi vay 1 đồng thì có 2.15 đồng đảm bảo thanh toán) nhưng hệ số đang có xu hướng giảm dần qua các năm, tốc độ giảm bình quân là 7.2%,do đó Tổng công ty cũng cần chú trọng công tác kiểm soát các khoản nợ tới hạn phải trả của mình .
3. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (Kttnh)
(3-10)
Thay các số liệu ở bảng 3-1 vào (3- 10) kết quả tính toán được bảng 3-14
Bảng hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn.
Bảng 3-14
STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Tài sản ngắn hạn(tỷ đồng) 181,297 240,308 250,329 265,623 818,367 2 Nợ ngắn hạn(tỷ đồng) 82,215 111,656 160,988 199,667 482,383 3 Vốn luân chuyển(tỷ đồng) 99,082 128,652 89,342 65,957 335,984 4 Hệ số thanh toán ngắn hạn(Knh) 2.21 2.15 1.56 1.33 1.7 - Chỉ số định gốc 100.00 97.28 70.59 60.18 76.92 - Chỉ số liên hoàn 100.00 108.06 72.56 85.26 127.82 - Chỉ số phát triển bình quân (%) 96.15
Hình 3-8: Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạ
Kthanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
%
Hình 3-9 : Sơ đồ biểu diễn sự biến động của hệ số thanh toán ngắn hạn
Theo kinh nghiệm và được đa số các chủ nợ chấp nhận khi cho Tổng công ty vay thì hệ số này phải lớn hơn hoặc bằng 2. Với kết quả tính toán trên cho thấy từ năm 2006 đến năm 2007 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Tổng công ty là bình thường và có thể chấp nhận được nhưng từ năm 2008, 2009, 2010 hệ số này có xu hướng giảm đi chỉ còn <2, tốc độ giảm bình quân là 3.85%. Với đặc thù là Tổng công ty sản xuất kinh doanh và lượng tồn kho nguyên vật liệu năm 2009 là tương đối cao thì hệ số này cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của Tổng công ty là kém. Năm 2010 hệ số này có tăng 0.37 so với năm 2009 chứng tỏ tình hình tài chính của Tổng công ty đã có chuyển biến tốt hơn. Trong kỳ phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2006 là tốt nhất. Năm 2009 là năm khả năng thanh toán ngắn hạn kém nhất.
4. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (KN)
(3-11)
Trong đó: Vốn bằng tiền= Tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn+ Khoản phải thu
Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong doanh nghiệp.
Thay các số liệu ở bảng 3-1 vào (3-11), kết quả tính toán được bảng 3-15
KN = Vốn bằng tiền
Bảng phân tích hệ số thanh toán nhanh
ĐVT: Triệu đồng Bảng3-15
STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Tiền 19,643 55,536 13,587 28,106 253,134
2 Nợ ngắn hạn 82,215 111,656 160,988 199,667 482,383
3 Đầu tư ngắn hạn 0 0 0 0 0
4 Khoản phải thu ngắn hạn 122,022 155,276 131,551 120,075 291,369
5 Hệ số thanh toán nhanh 1.72 1.89 0.91 0.74 1.13
- Chỉ số định gốc 100.00 109.88 52.91 43.02 65.7- Chỉ số liên hoàn 100.00 109.88 48.15 81.32 152.7 - Chỉ số liên hoàn 100.00 109.88 48.15 81.32 152.7 - Chỉ số phát triển bình quân (%) 90.03
Theo kinh nghiệm KN được coi là bình thường khi dao động từ 0.5 đến 1, lớn hơn 1 là tốt. Năm 2006,2007,2010 hệ số này đều lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán của Tổng công ty là tốt. Nhưng hệ số này đang có xu hướng giảm dần qua 2 năm 2008, 2009 là 0,91 và 0.74 do các khoản nợ ngắn hạn của Tổng công ty tăng lên mặc dù vậy con số này vẫn nằm trong khoảng 0.5-1 nghĩa là nếu chủ nợ đòi tiền Tổng công ty vẫn có đủ khả năng sử dụng tài sản thanh toán nhanh để chi trả mà không cần thanh lí tồn kho. Tốc độ giảm bình quân của hệ số thanh toán nhanh trong cả kỳ phân tích là 9.73%, để thấy rõ điều này ta xem trong sơ đồ dưới đây.
%
.