- Theo hiện vật Tấn/1000đ 0.00068 0.00085 125 Theo giá trịđ/đ7.5720.42269
6. Dự phòng trợ cấp mất việc 487,523,683 764,693,245 277,169,562
2.6.4. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lời của vốn kinh doanh
2.6.4.1. Phân tích hiệu quả vốn kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp phản ánh trình độ sử dụng một cách tốt nhất các nguồn nhân lực, vật lực để đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh một cách tổng quát nhất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác định bởi công thức sau: Hiệu quả
SXKD =
Kết quả đầu ra
= Doanh thu (2.37)
Chi phí đầu vào Giá vốn hàng bán + CPBH + CPQL
Chỉ tiêu Hiệu quả sản xuất kinh doanh xác định cứ 1 đồng chi phí đầu vào trong kỳ phân tích thì thu được bao nhiêu đồng kết quả đầu ra. Hệ số này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh càng lớn.
-Hiệu quả SXKD năm 2010:
=
1,803,930,788,929
= 1.04(đ/đ) 1,557,599,433,187+91,438,537,153+93,467,847,004
- Hiệu quả SXKD năm 2009:
=
563,683,203,754
=1.04(đ/đ) 464,214,817,594+29,630,047,658+49,734,926,019
Qua tính toán ta thấy trong năm 2010, cứ 1 đồng chi phí đầu vào tạo ra 1.04 đồng doanh thu. Cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2010 là không tăng so với năm 2009.
Nguyên nhân được xác định là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu là khó khăn chung, còn đối với Tổng Công ty các chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý vẫn còn cao mà hiện tại Tổng Công ty chưa đưa ra được phương án giảm chi phí đó.
2.6.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
a. Sức sản xuất của vốn lưu động
Hệ số này đo lường việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không, nó cho biết cứ bỏ một đồng vốn lưu động thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Ssx= Doanh thu thuần (đồng/đồng) (2.38) Vốn lưu động bình quân
b. Sức sinh lợi của vốn lưu động
Phản ánh cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra trong năm tham gia sản xuất thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Ssl = Lợi nhuận thuần Đồng/đồng (2.39) Vốn lưu động bq
Bảng hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Bảng 2.42
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010
1 Doanh thu thuần Đồng 543,103,682,912 1,752,861,230,023
2 Lợi nhuận sau thuế Đồng 44,928,399,076 108,132,636,656
3 Vốn lưu động bình quân Đồng 257,976,387,500 541,995,152,000 - Vốn lưu động đầu năm Đồng 250,329,331,268 265,623,443,779 - Vốn lưu động cuối năm Đồng 265,623,443,779 818,366,860,317
4 Sức sản xuất của VLĐ Đ/đ 2.11 3.24
5 Sức sinh lợi của VLĐ Đ/đ 0.18 0.2
Năm 2009, DMC bỏ ra 1 đồng vốn lưu động thì tạo ra 2.11 đồng doanh thu, đến năm 2010 thì 1 đồng vốn lưu động thì tạo ra 3.24 đồng doanh thu. Như vậy năm 2010 khả năng sử dụng vốn lưu động của DMC tốt hơn năm 2009
Với sức sinh lời của vốn lưu động, năm 2009 DMC bỏ ra 1 đồng vốn lưu động thì tạo ra 0,18 đồng lợi nhuận, năm 2010 DMC bỏ ra 1 đồng vốn lưu động thì thu được 0,2
đồng lợi nhuận. Thể hiện khả năng sinh lời của vốn lưu động năm 2010 cao hơn năm 2009 và năm 2010 % Tổng công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. c. Phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động .
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động thường xuyên, không ngừng qua các giai đoạn của quá trình sản xuất (dự trữ - sản xuất – tiêu thụ). Nếu đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp. Khi phân tích tình hình luân chuyển ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Số vòng luân chuyển của vốn lưu động trong kỳ:
Hệ số này cho biết trong kỳ kinh doanh vốn lưu động quay được mấy vòng. KLC = Doanh thu thuần (Vòng) (2.40)
Vốn lưu động bình quân
- Thời gian một vòng luân chuyển:
Cho biết số ngày mà vốn lưu động luân chuyển trong 1 vòng. TLC =
Thời gian kỳ phân tích
(Ngày) (2.41) Số vòng quay trong kỳ của
VLĐ
- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động:
Cho biết một đồng doanh thu trong kỳ doanh nghiệp đã cần phải sử dụng bao nhiêu vốn lưu động.
Kđảm nhiệm = Vốn lưu động bình quân (đồng/đồng) (2.42) Doanh thu thuần
- Mức tiết kiệm tương đối vốn lưu động:
Phản ánh lượng vốn lưu động tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) tương đối trong kỳ phân tích và kỳ gốc.
Vlưu động tiết kiệm
= Doanh thu thuần X ( TLCpt - TLCg ) ;(đ) (2.43) Thời gian kỳ phân tích
Bảng phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động
Bảng 2. 43
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010
1 Doanh thu thuần Đồng 534,103,682,912 1,753,861,230,023
2 Lợi nhuận sau thuế Đồng 44,928,399,976 108,132,636,656
3 Vốn lưu động bình quân Đồng 257,976,387,524 541,995,152,000 - Vốn lưu động đầu năm Đồng 250,329,331,268 265,623,443,779 - Vốn lưu động cuối năm Đồng 265,623,443,779 818,366,860,317
4 Số vòng luân chuyển VLĐ vòng/năm 2.11 3.24
5 Thời gian một vòng luân chuyển Ngày 176.33 112.65
6 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Đ/đ 0.48 0.31
7 Mức tiết kiệm tương đối VLĐ Đồng -57,068,612,695 -302,721,253,400
Trong kỳ kinh doanh năm 2009, vốn lưu động luân chuyển được 2.11 vòng, trong khi đó năm 2010 luân chuyển được 3.24 vòng. Năm 2010, khả năng luân chuyển vốn tốt hơn năm 2009. Một vòng luân chuyển vốn lưu động của DMC năm 2010 là 113 ngày giảm 63 ngày so với năm 2009.
Xét đến hệ số đảm nhiệm vốn lưu động trong năm 2009, DMC bỏ ra 0,48 đồng thì thu được 1 đồng doanh thu thuần, nhưng đến 2010 bỏ 0,31 đồng vốn lưu động thu được 1 đồng doanh thu thuần. Kết quả này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của DMC là tốt hơn năm 2009.
Mức đảm nhiệm tương đối: trong năm 2010 DMC đã tiết kiệm được 245,652,640,700 đồng vốn lưu động so với năm 2009.