Phương pháp phân tích.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tổng công ty dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí (Trang 94 - 97)

- Theo hiện vật Tấn/1000đ 0.00068 0.00085 125 Theo giá trịđ/đ7.5720.42269

4.Phương pháp phân tích.

Phương pháp phân tích bao gồm một hệ thống các phương pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính của Tổng công ty.

Về lí thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính nhưng để giải quyết các nhiệm vụ nêu trên tác giả sử dụng các phương pháp phân tích sau:

Phương pháp thống kê: Là hệ thống các phương pháp ghi chép, thu thập và phân tích các con số phản ánh các hiện tượng tự nhiên, xã hội, kinh tế và kĩ thuật… nhằm tìm ra các bản chất và quy luật vốn có của những hiện tượng ấy giúp cho việc xem xét xu hướng biến động của hiện tượng trong hiện tại và dự đoán sự biến động của hiện tượng trong tương lai.

Phương pháp dãy số thời gian: Là việc dùng con số biểu thị các đặc điểm về lượng của dãy số thời gian nhằm phân tích dự đoán các chỉ tiêu thống kê theo thời gian. Trong đó tác giả sử dụng các chỉ tiêu biểu thị sự phát triển như: chỉ số phát triển định gốc, chỉ số phát triển liên hoàn, số bình quân.

Phương pháp so sánh (phương pháp phân tích ngang): được dùng để xác định xu hướng phát triển và mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật. Để tiến hành so sánh được cần giải quyết các vấn đề cơ bản sau:

- Tiêu chuẩn so sánh : chỉ tiêu được chọn làm căn cứ là kì gốc tuỳ theo yêu cầu phân tích mà chọn các căn cứ hoặc kì gốc thích hợp.

- Điều kiện so sánh: so sánh được giữa hai chỉ tiêu kinh tế phải quan tâm cả về không gian lẫn thời gian.

Quá trình so sánh các chỉ tiêu được thể hiện dưới ba hình thức: Số tuyệt đối, Số tương đối và số bình quân.

Phương pháp tỷ số (Phương pháp phân tích dọc): là phương pháp truyền thống trong phân tích tài chính, trong đó sử dụng các tỷ lệ, các hệ số tài chính để nhận xét đánh giá tình hình tài chính của Công ty. Về nguyên tắc để áp dụng phương pháp này cần phải xác định được các ngưỡng, các tỉ số tham chiếu, sau đó tiến hành so sánh các chỉ số tài chính của Công ty với các tỉ số tham chiếu đó có nhận xét, đánh giá thực tế tình hình tài chính của Công ty.

3.2. Phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty DMC giai đoạn 2006-2010.

3.2.1. Đánh giá chung tình hình tài chính của Tổng công ty.

Tình hình tài chính của Doanh nghiệp được thể hiện chủ yếu thông qua hệ thống báo cáo tài chính bao gồm các báo cáo tổng hợp, phản ánh tổng quát bằng các chỉ tiêu giá trị về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản theo kết cấu, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của Doanh nghiệp tại một thời điểm, thời kì nhất định.

1. Đánh giá chung tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Các số liệu phản ảnh trên Bảng cân đối kế toán được sử dụng làm tài liệu chủ yếu khi phân tích tổng tài sản, nguồn vốn và kết cấu tài sản, nguồn vốn. Tuỳ

từng mục đích mà các đối tượng quan tâm tới những chỉ tiêu khác nhau trong báo cáo.

- Đối với chủ doanh nghiệp, báo cáo tài chính cung cấp thông tin tổng quát về tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và triển vọng tài chính của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu chủ yếu của báo cáo tài chính, doanh nghiệp biết được kết cấu tài sản, nguồn hình thành tài sản, khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi nhuận và diễn biến các dòng tiền, từ đó có phương án sản xuất kinh doanh hợp lí mang lại hiệu quả cao.

- Đối với các nhà đầu tư, nhà cho vay, báo cáo tài chính giúp cho họ nhận biết khả năng tài chính, tình hình khả năng thanh toán nợ cũng như việc sử dụng nguồn vốn được đầu tư và khả năng thu lợi nhuận để từ đó họ có thể quyết định đầu tư hay cho vay như thế nào

- Đối với các cổ đông, những người góp vốn, người lao động, báo cáo tài chính giúp họ nhận biết khả năng sinh lợi, tỷ lệ lợi nhuận được chia hoặc phúc lợi được hưởng…

Đối với các cơ quan tài chính, ngân hàng, thuế, kiểm toán… báo cáo tài chính cung cấp thông tin tổng quát về tình hình tài chính, tình hình chấp hành chế độ thu nộp, kỉ luật tín dụng và tương lai phát triển của Doanh nghiệp… từ đó giúp cho việc kiểm tra hướng dẫn và tư vấn cho Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

Như vậy, có thể nói rằng báo cáo tài chính là một công cụ quan trọng trong quản lí doanh nghiệp, là tài liệu không thể thiếu được trong việc cung cấp thông tin tài chính phục vụ cho việc ra quyết định hợp lí của các đối tượng quan tâm.

Để đánh giá khái quát tình hình tài chính giai đoạn 2006-2010 của Tổng công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí (DMC) ta đi xem xét sự biến động về tài sản và nguồn vốn thông qua bảng cân đối kế toán của 5 năm được tập hợp trong bảng 3-1

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tài sản A. Tài sản ngắn hạn 181,296,795,355 240,308,037,664 250,329,331,26 8 265,623,443,77 9 818,366,860,317 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 19,643,350,973 55,535,773,674 13,587,140,702 33,106,211,493 288,133,721,245

1. Tiền 19,643,350,973 55,535,773,674 13,587,140,702 28,106,211,493 253,133,721,245

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tổng công ty dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí (Trang 94 - 97)