- Theo hiện vật Tấn/1000đ 0.00068 0.00085 125 Theo giá trịđ/đ7.5720.42269
3. Cân đối lý thuyết 3:
Bnv + Anv[ I(1) + II(4)] - [Ats[ I+II+IV+V(1,2)] + Bts[II+III+IV+V(1)]] = Ats[ III+ V(3,4,)] + Bts[I+V(2,3)] - Anv[I(2,3,4,5,6,7,8,9,10) + II(1,2,3,,5,6,7) ] (2.25)
Bản chất của cân đối này là: Số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng (hoặc đi chiếm dụng) đúng bằng số chênh lệch giữa tài sản phải thu và công nợ phải trả.
Bảng cân đối lý thuyết 3
ĐVT: đồng Bảng 2.33
Chỉ tiêu Vế trái Vế phải Chênh lệch
Đầu năm +16,749,261,268 +16,749,261,268 0
Cuối năm +293,147,618,800 +293,147,618,800 0
Qua bảng 2.33 ta thấy số vốn DMC bị chiếm dụng bằng số chênh lệch giữa số tài sản phải thu và nợ phải trả.
2.6.2.2. Phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn bằng các chỉ tiêu tài chính khác
a. Tỷ suất nợ: Tỷ suất này cho biết trong 1 đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng được hình thành từ vay nợ bên ngoài.
Tỉ suất nợ = Nợ phải trả x 100% (2.26)
Tổng nguồn vốn
b. Tỷ suất tự tài trợ: Tỷ suất này đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng số vốn của doanh nghiệp
c. Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định (TSCĐ)
Tỉ suất tự tài trợ cũng có thể tính riêng cho tài sản cố định. Tỉ suất này cho biết số vốn mà doanh nghiệp dùng để trang bị cho tài sản cố định là bao nhiêu.
Tỉ suất tự tài trợ
TSCĐ =
Vốn chủ sở hữu
x 100% (2.28) Giá trị tài sản cố định và
các khoản đầu tư dài hạn d. Tỷ suất đầu tư:
Là tỷ lệ giữa TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn với tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Hệ số này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp.
Tỉ suất
đầu tư =
Giá trị còn lại của TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn (2.29 )
Tổng tài sản
Áp dụng công thức vào số liệu bảng2.34 ta có bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn.
Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
Bảng 2.34
STT Chỉ tiêu 2009 2010
1 Nợ phải trả (đồng) 199,666,955,427 497,401,053,048
2 Vốn chủ sở hữu (đồng) 273,308,743,503 569,820,938,682
3 Giá trị TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn (đồng) 244,190,555,500 283,928,100,600
3 Tổng nguồn vốn 464,647,707,044 1,069,018,688,919
4 Tỷ suất nợ (%) 42.97 46.29
5 Tỷ suất tự tài trợ (%) 58.82 53.30
6 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ (%) 111.92 200.69
7 Tỷ suất đầu tư 0.41 0.23
Năm 2010 tỉ suất nợ của Tổng công ty tăng 3.32% so năm 2009, tức là 1 đồng vốn kinh doanh của Tổng Công ty năm 2010 có 0,4629 đồng từ vay nợ bên ngoài, cao hơn so năm 2009 chỉ có 0,4297 đồng.
Điều này thể hiện Tổng Công ty có khả năng đi vay nợ bên ngoài, nhưng điều này không tốt vì khoản nợ của DMC vay ngoài tăng lên. Do vậy Tổng Công ty cần phải có những kế hoạch trong sản xuất kinh doanh nhằm làm giảm nguồn vay ngoài, tăng nguồn vốn chủ sở hữu của mình lên.
Tỷ suất tự tài trợ của Tổng ty năm 2010 thấp hơn 5.52% so năm 2009. Điều này thấy sự góp vốn chủ sở hữu trong tổng vốn của Tổng Công ty năm 2010 giảm hơn so năm 2009. Tuy nhiên, đem so sánh giữa tỉ suất nợ và tỉ suất tự tài trợ của Tổng công ty năm 2010, thì ta thấy tỉ suất tự tài trợ cao hơn gấp gần 1,15 lần, điều này chứng tỏ DMC cũng có khả năng về tài chính cao, ít phải chịu nhiều sức ép đối
các khoản vay nợ. Qua đây cũng thấy được mức đảm bảo độ an toàn tương đối cao hay mức rủi ro thấp khi các nhà vay bỏ vốn ra cho DMC vay.
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ ở cả 2 năm 2009 và 2010 của Tổng công ty đều lớn hơn 100%, chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt.
Với tỷ suất đầu tư, năm 2010 trang thiết bị của Tổng công ty giảm, điển hình