Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tổng công ty dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí (Trang 32 - 37)

VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ NĂM

2.2.3.Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm thực hiện được giá trị sử dụng của sản phẩm và giá trị lao động thặng dư kết tinh trong sản phẩm.Sản phẩm tiêu thụ được sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn, chi phí để tái sản xuất và có lãi mở rộng sản xuất.Nó thể hiện hiệu quả của sản xuất.Bán nhanh, nhiều, giá cao sẽ quay vòng vốn nhanh, thúc đẩy sản xuất phát triển, trả nợ ngân hàng, làm nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước...

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm có 3 nội dung: - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khối lượng

- Phân tích tình hình tiêu thụ theo khối lượng mặt hàng và khách hàng - Phân tích tình hình tiêu thụ theo thời gian

Bảng phân tích tình hình tiêu thụ theo khối lượng sản phẩm ĐVT: tấn Bảng 2.6 STT Chỉ tiêu Năm 2009 2010 TH2010/TH2009 TH2010/KH2010 KH TH +/- % +/- % 1 Barite 30,552.66 40,000 52,925.45 22,372.79 173.2 3 12,925.45 132.31 2 Bentonite 15,319.88 15,000 17,581.78 2,261.90 114.7 6 2,581.78 117.21 3 CaCo3,Safe Card 4,669.61 4,500 3,658.85 -1,010.76 78.36 -841.15 81.31 4 Feldspar 792.80 800.00 62.85 -729.95 7.93 -737.15 7.86 5 Xi măng G 3,195.00 4,000.00 4,280.35 1,085.35 133.9 7 280.35 107.01 6 Silica Flour 693.30 800.00 1,095.90 402.6 158.07 295.9 136.98 7 Biosafe 112.77 150.00 92.42 -20.35 81.95 -57.58 61.61 8 Super lub 144.59 150.00 179.93 35.34 124.4 4 29.93 119.95 9 Thạch anh 163.75 200.00 266.49 102.74 162.74 66.49 133.25 10 Dolomite 159.00 200.00 319.12 160.12 200.70 119.12 159.56 11 Keo UF 190.75 200.00 212.61 21.86 111.4 6 12.61 106.31 12 Phân bón các loại 22,196.49 24,000.00 19,988.20 -2,208.29 90.05 -4,011.8 83.28 13 Hóa phẩm khác 50,854.71 60,000.00 88,012.71 37,158 173.0 7 28,012.71 146.69 14 Tổng cộng 129,045.31 150,000.00 188,676.66 59,631.35 146.21 38,676.66 125.78

Qua bảng phân tích trên cho thấy tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ được năm 2010 là 188,676.66 tấn, tăng 38,676.66 tấn, tương ứng tăng 25.78% so với kế hoạch đặt ra năm 2010 và tăng 46.21 % so với năm 2009.

- Trong các sản phẩm tiêu thụ truyền thống, sản phẩm Barite đã tăng 22,372.79 tấn tương ứng tăng 73.23% so với năm 2009 và tăng 12,925.45 tấn tương ứng tăng 32.31% so với kế hoạch.

- Mức tiêu thụ Bentonite không hoàn thành kế hoạch đặt ra nhưng vẫn tăng so với năm 2009 là 2,261.90 tấn tương ứng với 14.76%. Các sản phẩm khác như Silica Flour, Xi măng G và Dolomite,Thạch anh, keo UF,Super lub,các hóa phẩm khác vẫn giữ mức tăng trưởng tốt so với năm 2009.

- Các sản phẩm khác như CaCo3,safe Card, phân bón các loại, Biosafe, Feldspar cũng đều giảm.Đặc biệt là lượng tiêu thụ Feldspar năm 2010 lần lượt là 62.85 tấn và tương ứng chỉ đạt 7.93% so với thực hiện năm 2009.

Nguyên nhân là do giá thành sản phẩm của Tổng công ty cao không có tính cạnh tranh so với các đối thủ khác, thêm vào đó chất lượng sản phẩm không ổn định dẫn đến hiện tượng mất khách hàng.

Nhìn chung, tình hình tiêu thụ sản phẩm của DMC năm 2010 đạt hiệu quả tốt so với năm 2009 và hầu như đạt so với kế hoạch đặt ra, nguyên nhân là do :

+ Tổng công ty tiếp cận được các nhà cung ứng hóa chất lớn trên thế giới để chủ động nguồn hàng cung cấp cho các hợp đồng dịch vụ và cung cấp hóa chất của DMC.

+ Ký được hợp đồng cung ứng các sản phẩm hóa chất cho DQR,cung ứng hoá chất khai thác trọn gói cho Cửu Long JOC….

+ Bám sát VSP, tham gia đấu thầu các gói cung cấp hóa chất cho VSP các nhà thầu khí, các nhà máy xử lý, chế biến của các đơn vị trong tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Vì Vậy Tổng công ty cần phải có chiến lược sao cho phù hợp luôn thích ứng được với những thay đổi của thị trường hơn nữa.

2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo giá trị và kết cấu của sản phẩm

Phân tích tình hình tiêu thụ theo giá trị và kết cấu để xem xét sự thay đổi khối lượng mặt hàng tiêu thụ theo chỉ tiêu hiện vật sẽ ảnh hưởng đến doanh thu chung của Tổng công ty như thế nào.

Bảng phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo giá trị

ĐVT: tỷ đồng Bảng 2.7 STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng +/- % 1 Barite 56,843.34 10.08 118,646.70 6.59 61,803.36 208.73 2 Bentonite 44,471.60 7.9 58,399.05 3.24 13,927.45 131.32 3 CaCo3, Safe Card 47,716.15 8.5 13,090.53 0.73 -34,625.62 27.43 4 Feldspar 1,119.86 0.2 62.231 0.003 -1,057.629 5.56 5 Xi măng G 8,057.93 1.42 11,932.47 0.66 3,874.54 148.08 6 Silica Flour 1,381.43 0.25 2,383.91 0.13 1,002.48 172.57 7 Biosafe 1,875.13 0.33 2,490.22 0.14 615.09 132.80 8 Super lub 3,308.17 0.59 4,784.20 0.27 1,476.03 144.62 9 Thạch anh 152.82 0.03 242.43 0.01 89.61 158.64

10 Dolomite 118.00 0.02 241.04 0.01 123.04 204.2711 Keo UF 1,329.93 0.24 1,566.32 0.09 236.39 117.78 11 Keo UF 1,329.93 0.24 1,566.32 0.09 236.39 117.78 12 Phân bón các loại 128,420.06 22.78 108,236.09 6.01 -20,183.97 84.28 13 Hóa phẩm khác 181,589.03 32.21 1,402,644.9 5 80.85 1,221,055.92 772.43 14 Các dịch vụ khác 87,299.75 15.48 76,245.24 4.23 -11,054.51 87.34 15 Tổng cộng 563,683.20 100 1,803,930.79 100 1,240,247.5 9 320.02

Hình 2.1: Biểu đồ biểu diễn kết cấu mặt hàng theo chỉ tiêu giá trị năm 2010

Qua bảng trên ta thấy tổng doanh thu năm 2010 tăng so với năm 2009, cụ thể là doanh thu từ hai mặt hàng truyền thống là Barite, Bentonite tăng khá cao:Năm 2010 doanh thu từ bán sản phẩm Brite là 118,646.70 tỷ tăng 61,803.36 tỷ đồng, tương ứng tăng 108.73% so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 6.59% trong tổng kết cấu. Bentonite đạt doanh thu tăng 13,927.45 tăng 31.32% so với năm 2009 và chiếm 3.24 % trong tổng kết cấu doanh thu.

Tuy nhiên theo định hướng phát triển của Tổng công ty trong thời gian qua và sắp tới về việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh trong đó chú trọng việc phát triển các sản phẩm có hàm lượng chất xám và hiệu quả kinh tế cao thì điều đó cũng lí giải được phần nào nguyên nhân sự sụt giảm tỷ trọng của các mặt hàng truyền thống như: Barite,Bentonite…trong tổng cơ cấu doanh thu.Và sự tăng tỷ trọng của hóa phẩm khác trong tổng doanh thu của Tổng công ty năm 2010. Doanh

thu mang lại từ hóa phẩm khác chiếm tỷ trọng lớn là 34% năm 2009 và tăng lên đến 80.85% năm 2010.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm khi xét theo chỉ tiêu giá trị là khá tốt, có thể nói Tổng công ty đang trên đà phát triển, từng bước khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Dầu khí trong nước nói riêng và thế giới nói chung.

Bên cạnh đó Tổng công ty cũng còn phải đối mặt với những khó khăn như hiện nay do dự mất giá của tiền Việt Nam so với USD, Tổng công ty cần đưa ra các giải pháp để ổn định giá cả, nghiên cứu sản phẩm mới nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường mới để tình hình tiêu thụ mới diễn ra khả quan hơn.

3. Phân tích tình hình tiêu thụ theo khách hàng.

Bảng phân tích tình hình tiêu thụ theo doanh thu khách hàng

ĐVT: Triệu đồng Bảng2.8 STT Khách hàng Năm 2009 2010 TH2010/TH2009 TH2010/KH2010 KH TH +/- % +/- % 1 Xuất Khẩu 18,158.07 45,000 30,620.09 12,462.02 168.6 3 5,620.09 122.48 2 MI – VIỆT NAM 104,863.3 8 150,000 124,789.40 19,926.02 119 -25,210.60 83.19 3 VIETSOPETRO 32,450.17 35,000 79,600.47 47,150.30 245.3 0 44,600.47 227.43 4 PERLOIL 14,552.25 18,000 15,000 447.75 103.0 8 -3,000 83.33 5 PVEP 82,972.20 100,000 30,754.93 -52,217.27 37.07 -69,245.07 30.76 6 CỬU LONG 42,385.13 45,000 125,900 83,514.87 297.04 80,900 279.78 7 BJ 9,252.72 11,000 13,422.81 4,170.09 145.0 7 2,422.81 122.03 8 DOWELL 233.48 1,000 411.91 178.43 176.42 -588 41.19 9 THUẬN PHONG 1,493.68 2,000 2,500.66 1,006.98 167.42 500.66 125.03 10 SCOMI 10,722.87 15,000 12,980.63 2,257.76 121.06 -2,019.37 86.54 11 KH &DV khác 246,599.25 258,000 1,367,949.8 9 1,121,350.6 4 630.3 3 1,089,949.8 9 492.07 12 Tổng cộng 563,683.20 680,000 1,803,930.79 1,240,247.59 320.02 1,123,931.00 265.28

Doanh thu từ bán hàng và cung cấp sản phẩm cho khách hàng năm 2010 tăng 1,240,247.59 triệu đồng ,tương ứng tăng 230.02% so với 2009. Doanh thu này chủ yếu vẫn do các khách hàng truyền thống.

Cụ thể doanh thu từ khách hàng MI-ViêtNam, VIETSOPETRO lần lượt tăng 19,926.02 triệu đồng, tương ứng tăng 19%, tăng 47,150.30 triệu đồng, tương ứng tăng 145.30% so với năm 2009 nhưng doanh thu từ cả 2 khách hàng này đều không đạt so với kế hoạch đã đề ra.

Năm 2010 nền kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của biến động thị trường tiền tệ nhưng các khách hàng truyền thống vẫn trung thành với Tông công ty,đem lại nhiều lợi nhuận trong nhiều năm qua. Đây là dấu hiệu đáng mừng. Tổng công ty cần luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu cho các khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy riêng chỉ có doanh thu từ PVEP giảm đi đáng kể, Doanh thu đạt 30,754.93 triệu đồng ,giảm 52,217.27 triệu đồng, tương ứng giảm 62.93% so với năm 2009.

Ngoài ra còn có các khách hàng là các Công ty nhỏ, cũng hoạt động trong lĩnh vực Dầu khí (như: Công ty TNHH một thành viên Lọc hoá dầu Bình Sơn, Công ty Đại Hùng,..một số nhà thầu dầu khí: Hoàng Long, Trường Sơn, Hoàn Vũ...), lượng tiêu tăng khá cao so năm 2009. Bên cạnh việc cung cấp sản phẩm tiêu thụ cho các khách hàng truyền thống mà giá trị chủ yếu là các hợp đồng thì Tổng công ty còn tiếp tục mở rộng hoạt động hoạt động của mình sang lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Các dịch vụ như bốc dỡ hàng hóa, cho thuê nhà, kho bãi, xe xúc, dịch vụ nghiên cứu khoa học, cho thuê thiết bị, kinh doanh đạm,...đã mang về cho DMC doanh thu tương đối lớn. Tổng doanh thu từ khách hàng và dịch vụ khác là 1,367,949.89 triệu đồng , tăng 1,121,350.64 triệu đồng, tương ứng tăng 530.33% so với năm 2009, và vượt xa so với kế hoạch đề ra.

Nhìn chung tình hình tiêu thụ của Tổng công ty theo khách hàng năm 2010 là khá tốt, nguyên nhân là do Tổng công ty đã có chiến lược marketing với những khách hàng tiềm năng như PVEP, BJ, Cửu Long.. và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với những khách hàng truyền thống.

Tuy nhiên hệ thống kinh doanh phân phối các sản phẩm hóa chất khác cho đơn vị trong và ngoài ngành Dầu khí của Tổng công ty chưa thực sự tốt. Tổng công ty cần chủ động hơn nữa về nguyên vật liệu, tìm kiếm, mở rộng thị tiêu thụ, triển khai các dự án đầu tư và liên doanh trong thời gian tới để có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ tốt nhất.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tổng công ty dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí (Trang 32 - 37)