VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ NĂM
2.2.5. Phân tích tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Sản xuất và tiêu thụ là hai vấn đề quan trọng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Sản xuất ra bao nhiêu, tiêu thụ hết bấy nhiêu là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Quá trình sản xuất kinh doanh được coi là nhịp nhàng nếu như nó đảm bảo thường xuyên nhiệm vụ và tiêu thụ sản phẩm.
Tính nhịp nhàng cần hiểu theo nghĩa rộng là sản xuất kinh doanh phải phù hợp với nhu cầu của thị trường của khách hàng.
Để phân tích tính nhịp nhàng ta dùng phương pháp dùng hệ số nhịp nhàng và phương pháp biểu đồ.
Hệ số nhịp nhàng được xác định theo công thức:
n n m n H k i i n × + × = ∑ = 100 100 1 0 (2.1)
Trong đó: no: số tháng hoàn thành và hoàn thành vượt mức KH. i = 1 ÷ k: số tháng không hoàn thành KH.
mi: tỷ lệ không hoàn thành KH của tháng i. n: số tháng trong kỳ phân tích.
Hn: hệ số nhịp nhàng
1. Phân tích tính nhịp nhàng quá trình sản xuất của DMC năm 2010
Bảng phân tích tình hình nhịp nhàng của quá trình sản xuất
ĐVT: Tấn Bảng 2.11 Tháng Năm 2010 TH2010/KH2010 KH TH +/- % BD 1 6000 7,529.89 1,529.89 125.5 2 5000 7,321.84 2,321.84 146.44 3 6500 7,559.70 1,059.7 116.30 4 4500 4,459.49 -40.51 99.1 5 4000 4,323.14 323.14 108.08 6 7000 6,580.76 -419.24 94.01
7 6500 8,319.50 1,819.5 127.998 7000 8,631.46 1,631.46 123.31 8 7000 8,631.46 1,631.46 123.31 9 8500 5,356.90 -3,143.1 63.02 10 8000 6,276.13 -1,723.87 78.45 11 6500 4,100.98 -2,399.02 63.09 12 5500 4,390.21 -1,109.79 79.82 Tổng 75,000 74,850.00 150.00 99.8
Áp dụng công thức (2-1) ta có hệ số nhịp nhàng của quá trình sản xuất.
Với Hn = 0.898 chứng tỏ quá trình sản xuất của Tổng công ty là tương đối tốt. Điều này được thấy rõ trong biểu đồ 2.3.
Hình 2.3: Biểu đồ biểu diễn tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy : Năm 2010, các tháng 1,2 3,5,7,8 là tháng có sản lượng sản xuất tăng so với kế hoạch. Còn các tháng khác sản lượng sản xuất đều giảm so kế hoạch. Cụ thể:
Tháng 4, tháng 5 là các tháng có sản lượng sản xuất kém: Tháng 4 sản xuất được 4459.49 tấn giảm 40.51 tấn tương đương bằng 99.1% so với kế hoạch; Tháng 5 chỉ sản xuất được 4323.14 tấn mặc dù có tăng hơn so với kế hoạch đề ra nhưng kết quả cho thấy đây là tháng sản xuất được ít.
Hn = 100 × 6 +99.1 +94.01 + 63.02 + 78.45 + 63.09 + 79.82
Nguyên nhân là do 2 tháng này là tháng mùa mưa làm ảnh hưởng đến quá trình cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất sản phẩm.
Các tháng có sản lượng sản xuất không đạt mức so kế hoạch là tháng 9,10,11,12. Cụ thể: Tháng 9 sản xuất là 5,356.90 tấn giảm 3,143.1 tấn tương đương bằng 63.02% so kế hoạch; Tháng 10 sản xuất là 6,276.13 tấn giảm 1,723.87 tấn tương đương giảm 21.55% so với kế hoạch.
Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình lạm phát trong nước, khiến việc cung ứng vật tư gặp kho khăn, giá nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển cao đẩy giá thành sản phẩm lên quá cao sẽ khó tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tổng công ty cần chủ động trong cung ứng vật tư, nhằm ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, bên cạnh đó hoạch định lại qui mô sản xuất có hiệu quả.
2. Phân tích tính nhịp nhàng của quá trình tiêu thụ
Ta có bảng phân tích tính nhịp nhàng của quá trình tiêu thụ trong các tháng năm 2010 như sau:
Bảng phân tích tính nhịp nhàng của quá trình tiêu thụ
Đơn vị tính: Tấn Bảng 2.12 Tháng Năm 2010 TH2010/KH2010 Kế hoạch Thực hiện +/- % 1 14,000 17,566.30 3,566.3 125.47 2 15,000 17,875.39 2,875.39 119.17 3 14,000 17,958.96 3,958.96 128.28 4 10,000 20,822.66 10,822.66 208.23 5 10,500 20,156.48 9,656.48 191.97 6 13,000 20,260.88 7,260.88 155.85 7 16,000 16,509.00 509.00 103.18 8 16,000 16,200.60 200.60 101.25 9 15,500 16,400.93 900.93 105.81 10 10,000 9,900.80 -99.2 99 11 8,000 8,500.43 500.43 106.25 12 8,000 6,524.23 -1,475.77 81.55 Tổng 150,000 188,676.66 38,676.66 125.78
Hệ số nhịp nhàng của quá trình tiêu thụ: Hn = 100 × 10+99 + 81.55
= 0,98 100 × 12
Hệ số Hn = 0,98 << 1, nên tính nhịp nhàng quá trình tiêu thụ của DMC tương đối tốt %
Hình2.4:Biểu đồ biểu diễn tính nhịp nhàng của quá trình tiêu thụ
Qua biểu đồ và bảng số liệu ta thấy: Năm 2010, Tổng sản lượng tiêu thụ đạt 188,676.66 tấn, tăng 38,676.66 tấn tương đương tăng 25.78% so kế hoạch. Trong đó, Tổng Công ty các tháng sản lượng tiêu thụ vượt mức kế hoạch đề ra.
Chỉ có tháng 11,12 sản lượng tiêu thụ đều không đạt so kế hoạch đề ra
Nguyên nhân chủ yếu do Tổng công ty DMC tiêu thụ chủ yếu thực hiện các hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các khách hàng truyền thống, thêm vào đó, là tình trạng lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế vao cuối năm làm giảm sức tiêu thụ của Tổng Công ty , dẫn đến tiêu thụ có phần giảm. Tổng Công ty cần tìm kiếm và mở rộng thêm thị trường tiêu thụ,và tìm cách ứng phó với biến động về giá cả nguyên vật liệu.