Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập nghề của học sinh sinh viên ở trường Cao đẳng Y tế Điện Biên (Trang 98 - 120)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản

lý TTLS

Bảng 3.1. Kiểm chứng tính cần thiết của các biện pháp quản lý thực tập lâm sàng cho HSSV trƣờng Cao đẳng Y tế Điện Biên

TT Biện pháp quản lý thực tập lâm sàng Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Điểm trung bình Thứ bậc SL % SL % SL % 1 Nhóm biện pháp tác động lên nhận thức của GV, HSSV 32 76.2 10 23.8 0 0 2.76 5 2 Nhóm biện pháp quản lý công tác chuẩn bị cho thực tập lâm sàng 37 73.8 5 26.2 0 0 2.88 1 3 Nhóm biện pháp quản lý các hoạt động thực tập LS 35 85.3 7 14.7 0 0 2.83 3 4 Nhóm biện pháp quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực tập

34 82.3 8 17.7 0 0 2.80 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nhận xét

Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng đề xuất được các chuyên gia đánh giá mức độ cần thiết cao, thể hiện điểm trung bình chung của các biện pháp quản lý X = 2.82 và cả 5 biện pháp quản lý đề xuất đều có điểm chung bình X > 2.5.

Bảng 3.2. Kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp quản lý thực tập lâm sàng cho HSSV trƣờng Cao đẳng Y tế Điện Biên

TT Biện pháp quản lý thực tập lâm sàng Khả thi Ít khả thi Không khả thi Điểm trung bình Thứ bậc SL % SL % SL % 1 Nhóm biện pháp tác động lên nhận thức của GV, HSSV 22 52.4 20 47.6 0 0 2.52 5 2 Nhóm biện pháp quản lý công tác chuẩn bị cho thực tập lâm sàng 33 78.6 9 21.4 0 0 2.79 1 3 Nhóm biện pháp quản lý các hoạt động thực tập LS 26 61.9 16 38.1 0 0 2.62 3 4 Nhóm biện pháp quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực tập

25 59.5 17 40.5 0 0 2.60 4

5 Nhóm biện pháp hỗ trợ. 29 69.0 13 31.0 0 0 2.69 2

Nhận xét:

Tính khả thi của các biện pháp lý thực tập lâm sàng đề xuất đã được các chuyên gia đánh giá có mức độ khả thi cao, thể hiện điểm trung bình chung của các biện pháp quản lý X = 2.84 (Min =1, Max =3) và cả 5 biện pháp quản lý chiếm 100% đều có điểm trung bình X >2.5.

Để thấy được tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý thực tập lâm sàng, chúng tôi lập bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý thực tập lâm sàng của HSSV trƣờng CĐYT Điện Biên

TT Biện pháp quản lý thực tập lâm sàng Mức độ cần thiết Mức độ khả thi X TB X TB 1 Nhóm biện pháp tác động lên nhận thức của GV, HSSV 2.76 5 2.52 5

2 Nhóm biện pháp quản lý công tác chuẩn bị cho thực tập lâm sàng

2.88 1 2.79 1

3 Nhóm biện pháp quản lý các hoạt

động thực tập LS 2.83 3 2.62 3

4. Nhóm biện pháp quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực tập

2.80 4 2.60 4

5. Nhóm biện pháp hỗ trợ. 2.85 2 2.69 2

Như “Nhóm biện pháp tác động lên nhận thức từ đó hình thành nhân cách người cán bộ y tế” mức độ cần thiết X = 2.76, xếp bậc 5/5 thì mức độ khả thì X = 2.52 cũng xếp bậc 5/5.

Nhóm biện pháp quản lý công tác chuẩn bị cho thực tập lâm sàng”

mức độ cần thiết X = 2.88, xếp bậc 1/5 thì mức độ khả thi tương ứng X = 2.79 cũng xếp bậc 1/5.

Có thể biểu diễn tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý TTLS cho HSSV trường Cao đẳng Y tế Điện Biên bằng biểu đồ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.76 2.52 2.88 2.79 2.83 2.62 2.80 2.60 2.69 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 1 2 3 4 5 CÇn thiÕt Kh¶ thi 2.85

Biểu đồ 3.1.Biểu đồ biểu diễn tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý TTLS

Nhận xét bảng 20:

- Về tính cấp thiết, với mức mong đợi là từ 2,5 trở lên, qua kết quả khảo sát cho thấy 100% GV và CBQL đều đồng ý các biện pháp đề xuất là cấp thiết. Trong đó có đa số quá bán người được hỏi cho là rất cấp thiết với điểm trung bình X = 2,76 - 2,85.

- Về tính khả thi, với mức mong đợi là từ 2,5 trở lên, qua khảo sát cho thấy 100% người được hỏi đều đồng ý là hầu hết các biện pháp đề xuất có tính khả thi tương đối cao với điểm trung bình X = 2,52 - 2,79.

Mặc dù điểm tương đồng nhau của tính cấp thiết và tính khả thi rất cao nhưng so sách điểm trung bình của tính cấp thiết thì điểm trung bình của tính khả thi thấp hơn, tuy nhiên giải thích điều này cũng phù hợp với thực tế vì để thực hiện tốt các biện pháp quản lý trên thì vẫn có một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện tuy không nhiều.

Qua bảng trên chúng tôi nhận thấy hầu hết các ý kiến đều nhất trí rằng các biện pháp đề xuất về quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của HSSV trường cao đẳng Y tế Điện Biên đều có tính cấp thiết và tính khả thi cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tiểu kết chƣơng 3

Nghiên cứu cơ sở lí luận và căn cứ vào vai trò tầm quan trọng của thực tập lâm sàng, mục tiêu đào tạo HSSV điều dưỡng của trường Cao đẳng y tế Điện Biên, thực trạng quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của HSSV điều dưỡng của trường Cao đẳng y tế Điện Biên. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý thực tập lâm sàng tại bệnh viện, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý cơ bản như sau:

1. Nhóm biện pháp tác động lên nhận thức của GV và HSSV về vai trò, tầm quan trọng của thực tập lâm sàng.

2. Nhóm biện pháp quản lý công tác chuẩn bị cho thực tập lâm sàng.

3. Nhóm biện pháp tổ chức các hoạt động thực tập lâm sàng. 4. Nhóm biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả thực tập. 5. Nhóm biện pháp hỗ trợ quản lý các hoạt động thực tập.

Qua kết quả khảo nghiệm lấy ý kiến của các chuyên gia là cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên có thâm niên và kinh nghiệm chỉ đạo TTLS cho thấy: 5 biện pháp quản lý thực tập lâm sàng đề xuất đều có tính cần thiết và tính khả thi cao phù hợp với đặc điểm của trường Cao đẳng Y tế Điện Biên. Trong quá trình tổ chức thực hiện đảm bảo phải có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các nhóm biện pháp, không được phép xem nhẹ biện pháp nào, có như vậy việc triển khai mới đạt được hiệu quả như mong muốn Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý trên sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả thực tập lâm sàng tại bệnh viện góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về khoa học quản lý nói chung và một số khái niệm về quản lý hoạt động thực tập nói riêng mà cụ thể là thực tập lâm sàng tại bệnh viện, luận văn đã vận dụng các khái niệm đó để nghiên cứu về thực trạng quản lý hoạt động thực tập của HSSV trường Cao đẳng Y tế Điện Biên. Bằng những nghiên cứu thực tiễn, phân tích để phát hiện những vấn đề còn tồn tại trong việc quản lý hoạt động TT, cũng như sử dụng các phương pháp thăm dò ý kiến của HSSV, giảng viên, nghiên cứu hồ sơ TT của HSSV tại trường Cao đẳng Y tế Điện Biên trong những năm gần đây kết hợp với việc phỏng vấn các cán bộ quản lý, giảng viên, HSSV về những khó khăn, thuận lợi trong hoạt động thực tập lâm sàng tại bệnh viện đã làm nổi bật lên những ưu điểm cũng như những hạn chế trong vấn đề quản lý hoạt động thực tập như sau:

Ưu điểm:

1. Trang thiết bị học tập trong nhà trường được trang bị khá đầy đủ nhất là các môn y học cơ sở có thể đáp ứng được với nhu cầu giảng dạy thực tập.

2. Cả HSSV và GV đều nhận thức được tầm quan trọng trong các hoạt động thực tập cũng như vấn đề quản lý hoạt động thực tập. Đa số các HSSV đều nhận thức được mức độ quan trọng của hoạt động thực tập lâm sàng, do vậy hầu như các em đã tận dụng tối đa thời gian để thực tập.

3. Công tác chuẩn bị cho thực tập được thực hiện tương đối tốt, GV hướng dẫn tận tình, có phổ biến trước cho HSSV mục tiêu TT, chương trình, nội dung TT, có phương pháp hướng dẫn và PP đánh giá phù hợp.

Hạn chế:

1. Số lượng HSSV thực tập tại các bệnh viện quá đông rất khó đạt được mục tiêu TT và chỉ tiêu TT.

2. Đội ngũ giảng viên hướng dẫn thực tập lâm sàng còn thiếu nhiều về số lượng lẫn chất lượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3. Giảng viên kiêm nhiệm từ các BV hướng dẫn HSSV không phải là những giảng viên thực sự đã qua kinh nghiệm giảng dạy hoặc có nghiệp vụ sư phạm nên phương pháp hướng dẫn và đánh giá kết quả thực tập của HSSV chưa phù hợp, chưa thật sự đạt yêu cầu đối với mục tiêu thực tập.

4. Lịch học lý thuyết dày đặc nên HSSV không có thời gian tự học, thời gian để tham khảo thêm tài liệu tại thư viên sách, thư viện điện tử.

5. Thời gian TTLS chưa đủ cho các môn LS chính: Nội, Ngoại, Sản, Nhi 6. Chưa có được một BV thực hành riêng cho trường do đó còn hạn chế

trong vấn đề giảng dạy thực tập.

7. Cơ sở vật chất tại các bệnh viện hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu TT, đặc biệt là chưa có đủ phòng học cho HSSV tại các khoa

8. Phần lớn các chủ nhiệm bộ môn chưa có kinh nghiệm về quản lý giáo dục, do vậy chưa đáp ứng hoàn toàn yêu cầu hoạt động của nhà trường. 9. Công tác phối kết hợp giữa Nhà trường và bệnh viện chưa chặt chẽ,

chưa thường xuyên

Trên cơ sở phân tích thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến thực trạng, luận văn đã đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động thực tập như sau:

Nhóm biện pháp tác động lên nhận thức của GV và HSSV.

Nhóm biện pháp quản lý công tác chuẩn bị cho thực tập lâm sàng. Nhóm biện pháp tổ chức các hoạt động thực tập lâm sàng của HSSV. Nhóm biện pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực tập.

Nhóm biện pháp hỗ trợ các hoạt động thực tập lâm sàng.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Điện Biên

1. Tăng chỉ tiêu biên chế giảng viên cơ hữu có trình độ sau đại học 2. Tạo điều kiện thuận lợi cho đề án thành lập Viện - Trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3. Tăng cường nguồn kinh phí trong việc xây dựng cơ sở vật chất, nhất là phòng học cho HSSV thực tập tại các bệnh viện.

2.2. Đối với lãnh đạo trường Cao đẳng y tế Điện Biên

1. Cấp ủy Đảng, chính quyền cần quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện hơn nữa đến công tác quản lý hoạt động thực tập của HSSV. Cần đổi mới tư duy, nhận thức của toàn thể CBGV trong nhà trường về hoạt động thực tập phải gắn với thực tiễn nhu cầu xã hội.

2. Mở rộng thêm các điểm thực tập mới để giảm bớt số lượng HSSV. 3. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý.

4. Cần chủ động tham gia với các trường cao đẳng, đại học cùng nhóm ngành để liên kết đào tạo và phát triển chương trình, tài liệu giảng dạy.

5. Tổ chức biên soạn giáo trình, chỉnh sửa chương trình. Điều chỉnh bố cục và thời lượng hợp lý các đợt thực tập cho HSSV.

6. Cần tăng cường kinh phí đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thực tập nghề tại bệnh viện.

2.3. Đối với các khoa, bộ môn

1. Các khoa, bộ môn xây dựng và phát triển các đề tài NCKH, gắn kết các loại đề tài thực tập tạo ra sức mạnh tập trung phát triển hướng chuyên môn chiến lược của đơn vị mình. Chịu trách nhiệm thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, tổ chức thực hiện đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy

2. Xây dựng các quy trình hoạt động thực tập nhằm phối hợp hiệu quả với các cơ sở y tế, đánh giá kết quả thực tập phải khách quan, chính xác, công bằng và đạt được các mục tiêu đề ra.

3. GV cần phải tự bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp thực tế. Tăng cường giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý thức chuyên môn, đạo đức, lối sống văn hóa ứng xử, kỹ năng mềm cho HSSV thực tập.

2.4. Đối với các bệnh viện, cơ sở thực tập

1. Tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV thực tập lâm sàng tại bệnh viện. 2. Cho phép HSSV được học ngoài giờ, trực theo dõi, chăm sóc bệnh nhân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3. Tạo điều kiện và cho phép cán bộ, giảng viên của nhà trường tham gia giảng dạy lâm sàng, tham gia các công việc chăm sóc người bệnh

4. Bố trí phòng riêng cho HSSV thực tập

5. Phân công cán bộ bệnh viện có đủ năng lực, trình độ và tâm huyết tham gia giảng dạy và hướng dẫn HSSV thực tập

2.5. Đối với HSSV

- Có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng hoạt động thực tập nghề - Tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động thực tập. - Có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần kỷ luật cao, thực hiện tốt các quy định, quy chế, nội quy,…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thục Anh (1987), Thành Xuân Nghiêm (dịch), Sổ tay dành cho giáo viên y học, Văn phòng Bộ y tế Hà Nội (1987).

2. Đặng Quốc Bảo (1995), Một số tiếp cận mới về khoa học quản lý và việc vận dụng vào quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý GD&ĐT TW, Hà Nội. 3. Đặng Quốc Bảo (1999), Quản lý trường học - thực tiễn và công việc,

Chuyên đề đào tạo Thạc sĩ QLGD, trường Đại học Quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ giáo dục và đào tạo (1998), Chiến lược phát triển giáo dục - Đào tạo đến năm 2020, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ giáo dục và đào tạo (1999), Đề án qui hoạch mạng lưới các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam giai đoạn đến năm 2010, Hà Nội.

6. Bộ giáo dục và đào tạo (2002), Ngành Giáo dục - đào tạo thực hiện Nghị quyết TW2 (khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần IX, NXB Giáo dục. 7. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Tập bài giảng Giáo dục học đại học, Hà Nội. 8. Bộ giáo dục và đào tạo, Chỉ thị số 15/1999/CT - BGD&ĐT ngày 20/4/1999

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc đẩy mạnh hoạt động đổi mới Phương pháp giảng dạy và học tập.

9. Bộ giáo dục và đào tạo, Chỉ thị số 53/2007/CT - BGD&ĐT ngày 7/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2007 - 2008.

10. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, ban hành kèm Quyết định số 201/2001/QĐ- TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

11. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Đề án xây

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập nghề của học sinh sinh viên ở trường Cao đẳng Y tế Điện Biên (Trang 98 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)