8. Cấu trúc luận văn
1.3.1. Quản lý và Quản lý giáo dục
* Quản lý:
Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, mọi hoạt động của đời sống xã hội đều cần tới quản lý. Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật trong việc điều khiển một hệ thống xã hội ở tầm vi mô và vĩ mô. Bất luận một tổ chức nào, có mục đích gì, cơ cấu và quy mô thế nào đều cần tới sự quản lý và người quản lý để tổ chức hoạt động và đạt được mục đích của mình. Vậy quản lý là gì? Từ trước đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý:
- Theo các tác giả của tác phẩm “Khoa học tổ chức và quản lý - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” NXB Thống kê Hà Nội thì quản lý là một quá trình tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra. [21]
- Tác giả Trần Kiểm viết:” Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong suốt quá trình lao động”. [20]
- Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo thì quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý về chính trị, kinh tế, xã hội… bằng một hệ thống các luật lệ, chủ trương, chính sách, và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng.
Theo Nguyễn Văn Lê: “Quản lý là một công việc vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật ”. Ông viết “Quản lý một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống đó mà chủ yếu là vào những con người nhằm đạt hiệu quả tối ưu theo mục tiêu đề ra” [24]. Khái niệm quản lý phản ánh một dạng lao động trí tuệ của con người có chức năng bảo đảm và khuyến khích những nỗ lực của những người khác để thực hiện thành công công việc nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
định. Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức... Quan niệm hiện đại về quản lý thừa nhận đó là toàn bộ các hoạt động huy động, tổ chức, thực thi các nguồn lực vật chất và tinh thần, sử dụng chúng nhằm tác động và gây ảnh hưởng tích cực đến những người khác để đạt được những mục tiêu của tổ chức hay cộng đồng.
Các định nghĩa trên đã cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về khái niệm quản lý đó là: quản lý là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý thông qua việc thực hiện một cách sáng tạo các chức năng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đã được xác định.
Mặc dù từ quản lý được diễn đạt dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng nhìn chung tất cả các định nghĩa đều cho thấy quản lý có các đặc trưng sau:
- Quản lý là một thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình lao động; quản lý là điều kiện thiết yếu để con người tồn tại, vận động và phát triển.
- Hoạt động quản lý được thực hiện bởi một tổ chức hay một nhóm xã hội. - Trong hoạt động quản lý, yếu tố con người bao gồm người quản lý và người được quản lý có vai trò trọng tâm trong hoạt động này.
Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có chủ đích của người quản lý tới người bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung.
- Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay là một tổ chức. - Khách thể quản lý là những con người cụ thể và sự hình thành tự nhiên các mối quan hệ giữa người và người, giữa những nhóm người…
- Công cụ quản lý là phương tiện tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý như: nội qui, qui chế, mệnh lệnh, chính sách…
- Phương pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý.
- Chức năng quản lý: bao gồm bốn chức năng cơ bản đó là: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Bốn chức năng này có mối quan hệ khăng khít lẫn nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Quản lý giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, một chức năng của xã hội loài người được thực hiện một cách tự giác. Cũng giống như mọi hoạt động khác của xã hội loài người, giáo dục cũng rất cần được quản lý. Quản lý giáo dục (QLGD) là một loại hình của quản lý xã hội.
Giống như khái niệm quản lý, QLGD có nhiều định nghĩa khác nhau: - QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả như mong muốn một cách hiệu quả nhất.[29]
- QLGD là quá trình tác động có ý thức, được định hướng của chủ thể quản lý lên các thành tố của hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục một cách có hiệu quả.[29]
Tuy có những quan niệm khác nhau, nhưng chúng ta có thể hiểu QLGD là quá trình vận dụng những nguyên lý, phương pháp, khái niệm... của khoa học quản lý vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể, một ngành chuyên biệt, đó là ngành GD.
- Hệ thống QLGD bao gồm các thành tố:
+ Chủ thể QLGD là hệ QLGD các cấp từ Trung ương đến Địa phương. + Đối tượng QLGD/Khách thể QLGD đó là:
. Điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực cho giáo dục (vật) . Quá trình QLGD (việc)
. Con người tham gia hoạt động giáo dục (người) Cơ chế QLGD bao gồm:
Cơ chế chính thức là những quy định đã thành văn bản mang tính pháp lý, được thực hiện nhằm duy trì quan hệ giữa chủ thể và khách thể do Nhà nước hoặc Bộ GD&ĐT và các cơ quan chức năng có thẩm quyền được Bộ uỷ quyền ban hành.
Cơ chế không chính thức là những quy định không thành văn bản nhưng được sử dụng nhằm duy trì có lợi trong quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý, được mọi thành viên trong hệ thống quản lý thừa nhận và tôn trọng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Mục tiêu của QLGD: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội”.
Quản lý nói chung và QLGD nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển xã hội và sự phát triển của ngành Giáo dục. Ngày 26/3/1996 tại trường Quản lý cán bộ giáo dục TW1, trong bài phát biểu tại buổi khai mạc Hội thảo về QLGD, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã khẳng định: QLGD là yếu tố quan trọng để tạo ra nội lực cho ngành trong điều kiện đất nước còn nghèo. Trong đó quản lý có vai trò quyết định sự thành bại của công việc. Về khái niệm quản lý giáo dục cũng có nhiều cách hiểu. Do giáo dục là một lĩnh vực hoạt động xã hội nên quản lý giáo dục được xem là quản lý xã hội. Quản lý giáo dục luôn bám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội, phát triển kinh tế trong từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử của mỗi quốc gia. Phạm Minh Hạc quan niệm rằng: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất.
Có thể hiểu khái niệm quản lý giáo dục là quản lý những tác động có hệ thống, khoa học, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý, là quá trình dạy học và giáo dục diễn ra ở các cơ sở giáo dục như các trường học, trung tâm khoa học kỹ thuật, hướng nghiệp dạy nghề hay một tập hợp các cơ sở phân bố trên địa bàn dân cư. Đa số các nguồn và tác giả tuy diễn đạt khác nhau song căn bản đều hiểu khái niệm quản lý giáo dục tương tự như trên (Nguyễn Ngọc Quang, 1989. Đặng Quốc Bảo, 1997. Trần Kiểm, 2002. Bùi Văn Quân, 2007,…) Quản lý giáo dục có thể hiểu theo nghĩa hẹp là quản lý các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hoạt động giáo dục trong ngành giáo dục, quản lý một số cơ sở giáo dục đào tạo ở một địa phương hành chính nào đó. Quản lý giáo dục có thể hiểu theo nghĩa rộng là quản lý các hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trường hay ngoài xã hội. Quản lý xã hội có hệ thống nguyên tắc, chức năng và các giai đoạn của chu trình quản lý giáo dục cụ thể. Song cần hiểu khái niệm quản lý giáo dục một cách toàn diện bao gồm cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp bởi vì suy đến cùng dù được hiểu theo nghĩa nào thì đích cuối cùng của quản lý giáo dục vẫn là vận dụng các quy luật khách quan để nâng cao chất lượng giáo dục.
* Các chức năng quản lý
Khi bàn về hoạt động quản lý và người quản lý, chúng ta cần tìm hiểu người quản lý phải làm những gì, hay nói cách khác là tìm hiểu các chức năng quản lý. Để đạt được mục tiêu của tổ chức, người quản lý phải biết cách vận dụng các chức năng quản lý.
Có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân chia các chức năng quản lý: - Tác giả Henri Fayol: xuất phát từ các loại hình “hoạt động quản lý” ông là người đầu tiên phân biệt chúng thành 5 chức năng cơ bản gồm: Kế hoạch hoá, Tổ chức, Chỉ huy, Phối hợp và Kiểm tra.
- Viện sỹ V.G Afanaxiep của Liên Xô, một nhà lý luận quản lý xã hội, nêu 5 chức năng cơ bản là: Xử lý và thông qua quyết định, tổ chức, điều chỉnh, sửa chữa, kiểm kê và kiểm tra.
- Tác giả Hà Sỹ Hồ đề xuất các chức năng sau: Soạn thảo và ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định, kiểm tra việc thực hiện quyết định và tổng kết. Với những quan điểm và thể hiện dưới dạng khác nhau về phân chia các chức năng quản lý, song hoạt động quản lý có thể phân chia theo 4 chức năng cơ bản sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các chức năng của hoạt động quản lý
Lập kế hoạch Tổ chức
Chỉ đạo Kiểm tra
+ Kế hoạch hoá là chức năng đầu tiên của quản lý, giúp chủ thể tiếp cận mục tiêu một cách hợp lý và khoa học. Kế hoạch là văn bản trong đó xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, các biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó.
Các nhà lý thuyết gia về quản lý cho rằng: Kế hoạch hoá là cái khởi nguyên của mọi hoạt động, mọi chức năng quản lý khác. Người ta ví kế hoạch hoá như một chiếc đầu tầu kéo theo các toa “tổ chức”, “chỉ đạo”, “kiểm tra”; hoặc ví quản lý như một thân cây, trên đó các chức năng “tổ chức”, “chỉ đạo”, “kiểm tra” đâm cành - sinh nhánh.
Chức năng kế hoạch hoá có ba nội dung cơ bản sau:
- Xác định hình thành mục tiêu, phương hướng đối với tổ chức
- Xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu này.
- Quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu đó.
+ Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công kế hoạch và mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực. Thành tựu của tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lý sử dụng các nguồn lực này sao cho có hiệu quả và có kết quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tác giả Emest Dale mô tả chức năng tổ chức như một quá trình gồm 5 bước: + Lập danh sách các công việc cần phải hoàn thành để đạt mục tiêu của tổ chức. + Phân chia toàn bộ công việc thành những nhiệm vụ để các thành viên hay các bộ phận (nhóm) trong tổ chức thực hiện một cách thuận lợi và hợp logic. Đây gọi là bước phân công lao động.
+ Kết hợp các nhiệm vụ một cách logic và hiệu quả. Đây là bước phân chia bộ phận.
+ Thiết lập một cơ chế điều phối. Sự liên kết hoạt động của các cá nhân, các nhóm, các bộ phận một cách hợp lý sẽ tạo điều kiện để đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
+ Theo dõi đánh giá tính hiệu nghiệm của cấu trúc tổ chức và tiến hành những điều chỉnh cần thiết.
+ Chỉ đạo, chức năng này có nhiều tên gọi khác nhau, một số học giả gọi nó là quá trình chỉ đạo, hay tác động. Nhưng dù dưới tên gọi nào thì lãnh đạo bao gồm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ để đạt các mục tiêu của tổ chức, hay nói cách khác lãnh đạo là khả năng gây ảnh hưởng, động viên và chỉ dẫn/chỉ thị người khác nhằm đạt đến mục tiêu mong muốn. Tất nhiên việc lãnh đạo không chỉ bắt đầu khi việc lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đã hoàn tất, mà nó thấm sâu, ảnh hưởng quyết định tới hai chức năng kia.
Lãnh đạo tập trung vào các ưu tiên sau:
Nhận thức lĩnh hội quan điểm, xây dựng tầm nhìn, lý tưởng, sứ mệnh của hệ thống. Làm sáng tỏ được thực trạng vận động của hệ thống (gồm phân tích các mâu thuẫn quá trình phát triển), phát hiện ra nhân tố mới. Tổng kết được tính quy luật, xu thế phát triển của hệ thống. Đề xuất các phương án chiến lược phát triển hệ thống.
+ Kiểm tra là chức năng cuối cùng trong bốn chức năng cơ bản của quản lý. Kiểm tra đề cập đến các phương pháp và cơ chế được sử dụng để đảm bảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
rằng các hành vi/hoạt động và thành tựu phải tuân thủ, phù hợp với mục tiêu, kế hoạch và chuẩn mực của tổ chức. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Quản lý mà không kiểm tra thì coi như không quản lý”.
Kiểm tra trong hoạt động quản lý là một nỗ lực có hệ thống nhằm xác định những chuẩn mực (tiêu chuẩn) của thành tựu khi đối chiếu với các mục tiêu đã được kế hoạch hoá; thiết kế một hệ thống thông tin phản hồi; so sánh thành tựu hiện thực với các chuẩn mực đã định; xác định có những lệch lạc và đo lường mức độ của chúng; tiến hành những hành động cần thiết để đảm bảo rằng những nguồn lực của tổ chức được sử dụng một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu của tổ chức.
Tác giả Rorbert J. Mockler chia kiểm tra thành bốn bước:
Xác định tiêu chuẩn (chuẩn mực) và phương pháp đo lường thành tựu, các tiêu chuẩn thành tựu phải đủ tường minh để các thành viên liên quan lĩnh hội được một cách dễ dàng, thống nhất; Phương pháp đo lường chuẩn mực phải đảm bảo so sánh chính xác và công bằng giữa thành tựu với chuẩn mực đặt ra.