Nội dung quản lý hoạt động thực tập nghề của HSSV trường Cao

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập nghề của học sinh sinh viên ở trường Cao đẳng Y tế Điện Biên (Trang 39 - 46)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Nội dung quản lý hoạt động thực tập nghề của HSSV trường Cao

y tế

Quản lý hoạt động thực tập của HSSV yêu cầu công tác quản lý là làm cho HSSV hăng hái tích cực trong lao động, học tập, phấn đấu đạt kết quả cao, đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế công việc. Hiện nay một số HSSV cũng như một số gia đình quá thiên về học để có bằng cấp mà bỏ qua mục tiêu học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người để phát triển cho nên không có mục tiêu học tập rõ ràng, xảy ra hiện tượng học tủ, học lệch, học thêm tràn lan, hiện tượng dạy học theo kiểu áp đặt, chủ yếu là để thi đỗ. Chính vì vậy trong quá trình dạy học đặc biệt là dạy thực hành rèn luyện kỹ năng và năng lực hành nghề thì công tác quản lý rất quan trọng.

Nội dung quản lý hoạt động thực tập của HSSV ở trường Cao đẳng Y bao gồm những nội dung sau đây:

1. Quản lý việc xây dựng kế hoạch thực tập.

2. Quản lý công tác tổ chức triển khai thực tập tại bệnh viện. 3. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực tập của HSSV.

4. Quản lý điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho hoạt động thực tập tại bệnh viện.

5. Quản lý công tác phối hợp giữa Trường Cao đẳng Y và Bệnh viện thực tập.

1.3.3.1. Quản lý việc xây dựng kế hoạch thực tập lâm sàng tại bệnh viện

Kế hoạch thực tập lâm sàng của HSSV tại bệnh viện được xây dựng dựa trên chương trình đào tạo, mục tiêu nội dung thực tập, nhiệm vụ đợt thực tập, thời gian thực tập; GV hướng dẫn thực tập, HSSV thực tập, các nội quy, quy định thực tập, địa điểm thực tập, các điều kiện vật chất, tài chính hỗ trợ thực tập. Phòng đào tạo phối hợp với các khoa, bộ môn xây dựng kế hoạch thực tập cho HSSV đảm bảo đủ điều kiện khả thi nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Quản lý kế hoạch thực tập lâm sàng của HSSV được tiến hành trong quá trình quản lý kế hoạch đào tạo chung. Quản lý kế hoạch bao gồm việc thu thập thông tin, tổ chức lập kế hoạch, giám sát thực hiện mục tiêu, điều chỉnh nội dung, nguồn lực, biện pháp, tiến độ hoạt động và kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu thực tập lâm sàng. Nội dung của kế hoạch thực tập phải thể hiện được: Mục tiêu thực tập, thời gian thực tập và phân bổ thời gian cho các đợt thực tập.

Cơ sở để thực hiện kế hoạch: Phù hợp với yêu cầu của các cấp quản lý, phù hợp với đặc điểm tình hình bệnh nhân của các bệnh viện. Những thuận lợi, khó khăn để xác định phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu về các mặt hoạt động hợp lý với từng khoa lâm sàng, mang tính khả thi. Tránh chỉ tiêu quá nhiều gây bi quan chán nản, chỉ tiêu quá thấp dẫn đến hiệu quả giáo dục đạt không cao.

Điều kiện để đảm bảo thực hiện kế hoạch: Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý phải đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ phải đáp ứng cho các hoạt động thực tập.

1.3.3.2. Quản lý về công tác tổ chức triển khai thực tập tại bệnh viện

Các hoạt động quản lý bao gồm:

* Quản lý mục tiêu thực tập

Công tác này bao gồm kiểm tra việc phổ biến mục tiêu thực tập cho HSSV trước khi đi thực tập, nhận thức của HSSV về mục tiêu thực tập, việc đánh giá xem xét HSSV có đạt mục tiêu đề ra hay không.

* Quản lý chương trình, nội dung thực tập

Nội dung thực tập và chương trình thực tập của các môn học được qui định cụ thể trong chương trình khung và chương trình chi tiết của từng chuyên ngành. Quản lý các hoạt động hướng dẫn lâm sàng theo đúng mục tiêu, nội dung chương trình đã quy định bằng các văn bản như: các báo cáo định kỳ vào cuối học kỳ, cuối năm học về hoạt động giảng dạy, các kết quả kiểm tra đánh giá HSSV. Khoa cũng dựa trên lịch giảng của giáo viên để có kế hoạch kiểm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tra định kỳ hoặc đột xuất xem xét các giảng viên có thực hiện đúng kế hoạch giảng đã đề ra hay không. Quản lý nội dung thực tập là một biện pháp quan trọng trong quá trình đào tạo nhằm bảo đảm chất lượng và mục tiêu đào tạo. Yêu cầu của công tác quản lý là tổ chức và điều khiển để thực hiện đúng và tốt các nội dung thực tập để đảm bảo khối lượng và chất lượng kiến thức cho HSSV theo đúng với mục tiêu đào tạo, làm cho học sinh tích cực trong các hoạt động thực tập, áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế lâm sàng từ đó vận dụng vào thực tiễn.

* Quản lý việc thực hiện kế hoạch thực tập theo tiến độ thời gian và các hoạt động khác. Quản lý thực hiện tiến độ tức là theo dõi, điều độ để đảm bảo hoạt động thực tập được thực hiện đủ nội dung và thời gian qui định, bảo đảm cho đợt thực tập kết thúc đúng thời gian không bị kéo dài. Trong quá trình triển khai thực hiện tiến độ trên thực tế có thể do điều kiện khách quan mà tiến độ có thể bị thay đổi. Vì vậy người quản lý phải hết sức nhạy bén, chủ động, một mặt phải giữ vững được các qui định đã ghi trong kế hoạch thực tập, mặt khác phải tranh thủ mọi điều kiện thuận lợi bảo đảm cho kết quả thực tập đạt được kết quả cao.

* Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn thực tập

Giảng viên hướng dẫn là nhân tố quyết định chất lượng thực tập, nên việc quan tâm bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ này là việc làm cần thiết. Công tác quản lý này bao gồm: việc theo dõi và kiểm tra kế hoạch cử giảng viên dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, các hội nghị chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, các lớp sư phạm y học cho các giảng viên mời giảng của các bệnh viện, phân công giảng viên có kinh nghiệm, có tay nghề giỏi giúp đỡ giảng viên trẻ, ít kinh nghiệm.

* Quản lý phương pháp hướng dẫn thực tập của giáo viên:

Trong đào tạo thực hành, thực tập, việc quản lý phương pháp là một khâu vô cùng quan trọng. Việc đổi mới phương pháp hướng dẫn là nhằm hình thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cho học sinh năng lực tự học, tự nghiên cứu. Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Công tác quản lý đòi hỏi người quản lý phải tìm hiểu bản chất và cách thức áp dụng những mô hình phương pháp dạy học hiệu quả phù hợp với điều kiện địa phương và HSSV nhưng vẫn đảm bảo quy trình đào tạo. Quản lý phương pháp hướng dẫn thực tập, thực hành phải bảo đảm định hướng cho giáo viên và học sinh áp dụng các phương pháp hiệu quả với từng nghề hay chuyên môn, thường xuyên khuyến khích giáo viên sáng tạo trong áp dụng phương pháp tiên tiến và HSSV rèn luyện các kĩ năng học tập theo các phương pháp đó. Tính chất chung của các phương pháp này là:

- Phát huy tính tự giác, tích cực của HSSV.

- Dựa vào hoạt động chủ động của chính người học.

- Tạo ra môi trường học tập năng động, giàu tính nhân văn và các quan hệ sư phạm có tính dân chủ.

- Tuân thủ các qui trình công nghệ, thao tác mẫu để hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh.

- Thích hợp với các phương tiện kĩ thuật dạy học, trong đó có công nghệ thông tin hiện đại.

- Tạo ra nhiều cơ hội thực tập để học sinh trải nghiệm và phát huy sở trường cá nhân.

* Quản lý tổ chức hoạt động thực tập của HSSV: Yêu cầu của công tác quản lý là làm cho học sinh hăng hái tích cực trong lao động, học tập, phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế lâm sàng. Hiện nay một số học sinh cũng như một số gia đình quá thiên về học để có bằng cấp mà bỏ qua mục tiêu học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người để phát triển cho nên không có mục tiêu học tập rõ ràng, cho nên xảy ra hiện tượng học tủ, học lệch, học thêm tràn lan, hiện tượng dạy học theo kiểu áp đặt, chủ yếu là để thi đỗ. chính vì vậy trong qúa trình dạy học đặc biệt là dạy thực hành rèn kỹ năng và năng lực hành nghề thì công tác quản lý rất quan trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nội dung quản lý hoạt động này bao gồm:

- Xây dựng động cơ, thái độ đúng đắn cho học sinh. Trong công tác quản lý phải quán triệt với đội ngũ giáo viên để trong quá trình hướng dẫn thực tập giáo viên phải có sự liên hệ chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn để học sinh hiểu được bản chất của vấn đề cần làm.

- Quản lý việc chấp hành qui định nói chung, quy định thực tập lâm sàng nói riêng, các văn bản qui phạm pháp luật của nhà nước.

- Quản lý việc tự thực tập của học sinh và các hoạt động khác.

1.3.3.3. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực tập của HSSV

Kiểm tra đánh giá kết quả thực tập của HSSV nhằm giúp nhà trường tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo là một việc làm vô cùng quan trọng.

Công tác kiểm tra phải là một việc làm thường xuyên nhằm tìm hiểu việc thực hiện kế hoạch và thực hiện các quyết định quản lý, giúp Nhà trường phát hiện các sai lệch và nguyên nhân của nó, trên cơ sở đó Nhà trường cần điều chỉnh bổ sung giúp cho các cấp dưới khắc phục, thực hiện tốt các kế hoạch và quyết định quản lý. Thông qua kiểm tra bộ phận quản lý phát hiện các mối liên hệ ngược về bản thân các quyết định quản lý có phù hợp không để điều chỉnh, nhằm nâng cao tính khả thi của các quyết định tác động đến đối tượng quản lý nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thừa hành để kịp thời khuyến khích, động viên, và nhắc nhở ngăn chặn các sai sót có thể xảy ra làm cho các hoạt động trong nhà trường thực hiện tốt hơn.

Công việc kiểm tra phải dựa vào các tiêu chuẩn, chế độ, nội quy, các chỉ tiêu kế hoạch đó đặt ra. Nếu các chỉ tiêu đó, các quy định đó đã lạc hậu thì cần phải có sự điều chỉnh, thay đổi. Kiểm tra tốt nhất là phải đến tận nơi và phải kiểm tra thực tế. Bộ phận kiểm tra phải thông thạo chuyên môn nghiệp vụ, phải đánh giá thật khách quan, tôn trọng người được kiểm tra. Khi tìm các nguyên nhân sai lệch phải có thiện chí giúp đỡ giáo viên, học sinh sửa chữa sai sót,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kiểm tra để ngăn ngừa các sai sót có thể xay ra, kiểm tra mang tính xây dựng là chính, phù hợp bầu không khí tâm lý của nhà trường, nhằm động viên khuyến khích mọi thành viên trong bộ máy hoàn thành nhiệm vụ.

Kiểm tra có thể là đột xuất, kiểm tra có thể thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra kết quả công việc.

* Kiểm tra đánh giá giáo viên hướng dẫn thực tập: Thông qua báo cáo thường kỳ của tổ, nhóm, chuyên môn, thông qua ý kiến của giáo viên chủ nhiệm lớp, phỏng vấn học sinh, kiểm tra sổ thực tập lâm sàng, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, nội dung hướng dẫn thực tập, phương pháp hướng dẫn và phương pháp đánh giá kết quả thực tập

* Kiểm tra hoạt động thực tập của HSSV: Để giúp HSSV có kết quả thực tập tốt cần phải tiến hành thường xuyên kiểm tra những yêu cầu cần phải có đối với mỗi HSSV khi thực tập tại bệnh viện, kiểm tra tinh thần thái độ để kịp thời uốn nắn, kiểm tra thực hiện nội quy thực tập, các chỉ tiêu tay nghề được giao, kết quả thi, kiểm tra mỗi đợt thực tập. Kiểm tra phải gắn liền với khen thưởng động viên khuyến khích và phê bình uốn nắn học sinh kịp thời.

Kiểm tra kết quả thực tập của học sinh, đánh giá tri thức kỹ năng kỹ xảo lĩnh hội thường được tiến hành 4 phương pháp sau: Phương pháp vấn đáp, phương pháp kiểm tra viết, phương pháp kiểm tra thực hành các kỹ năng.

1.3.3.4. Quản lý về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thực tập tại bệnh viện

Cơ sở vật chất, phương tiện, và điều kiện thực tập đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng và hiệu quả đào tạo. Đó là nền tảng và công cụ để GV thực hiện tốt việc tổ chức và điều khiển quá trình giảng dạy. Nhờ các phương tiện trang thiết bị dạy học tốt HSSV sẽ có điều kiện củng cố kiến thức, luyện tập kỹ năng tay nghề của họ cũng thuận lợi. Hơn nữa, phương tiện và trang thiết bị hiện đại còn là cơ sở để HSSV phát huy tính tích cực chủ động trong học tập, nhanh chóng thích ứng với các phương tiện, trang thiết bị hiện đại ngày nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong hệ thống giáo dục, nhất là dạy nghề, thực tập nghề, phương tiện dạy học, máy móc thiết bị và cơ sở vật chất, nguồn tài chính là điều kiện quan trọng góp phần quyết định chất lượng đào tạo. Việc đảm bảo cơ sở vật chất, tài chính phục vụ đào tạo đặc biệt là hoạt động thực tập nghề tại bệnh viện:

- Đảm bảo bố trí đầy đủ phòng học, phòng làm việc cho GV, HSSV thực tập tại bệnh viện.

- Cung cấp đầy đủ phương tiện, máy móc, thiết bị và các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động thực tập bệnh viện.

- Đảm bảo đủ nguồn tài chính cho việc xây dựng cơ sở vật chất và các hoạt động khác phục vụ cho quá trình thực tập tại bệnh viện.

- Cung cấp đầy đủ giáo trình tài liệu phục vụ giảng dạy và thực tập tại bệnh viện.

1.3.3.5. Quản lý công tác phối hợp giữa Trường Y và Bệnh viện thực tập

Trong điều kiện hiện tại các trang thiết bị dành cho thực tập tại các trường Y thường lạc hậu hơn so với các bệnh viện lớn, nên việc phối kết hợp Viện - Trường trong đào tạo cán bộ y tế là vô cùng cần thiết. Tại hội nghị kết hợp viện trường trong đào tạo cán bộ y tế tháng 10/2009 tại thành phố Hạ Long, ông Nguyễn Quốc Triệu - Bộ trưởng bộ Y tế đã phát biểu nhấn mạnh vấn đề kết hợp này. Ông nói: “Bệnh viện là nơi có cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh nghiệm, thuận lợi cho công tác thực hành đào tạo cán bộ y tế, do vậy việc kết hợp bệnh viện - trường học sẽ huy động được nguồn nhân lực của các trường và bệnh viện vào công tác đào tạo; sinh viên có thêm cơ hội học tập lâm sàng, tham gia trực tiếp chăm sóc người bệnh, tham gia phòng chống dịch và thực hiện một phần công việc của bệnh viện; giảng viên có điều kiện cập nhật kỹ năng lâm sàng; cán bộ viên chức tăng cường kiến thức, kỹ năng nghiên cứu khoa học; giúp bệnh viện đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực kế cận...”.

Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện tốt các nội dung thực tập, nhằm đạt được mục tiêu mà trong kế hoạch thực tập đã đề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ra. Đảm bảo tốt nguyên tắc này còn giúp cho đào tạo nghề của nhà trường sát với thực tiễn, giúp cho việc điều chỉnh về một số nội dung thực tập chưa phù

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập nghề của học sinh sinh viên ở trường Cao đẳng Y tế Điện Biên (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)