Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập nghề của học sinh sinh viên ở trường Cao đẳng Y tế Điện Biên (Trang 86 - 120)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Tính hiệu quả chính là kết quả cuối cùng trong quá trình quản lý sẽ đạt được mà các biện pháp quản lý cần phải đưa ra. Tính hiệu quả không chỉ thể hiện ở từng biện pháp riêng lẻ mà là sự gắn kết thống nhất giữa các biện pháp trong từng khâu của quá trình quản lý hoạt động thực tập nhưng tựu trung lại đều mang đến mục đích cuối cùng là đạt hiệu quả và chất lượng đào tạo.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động thực tập của HSSV trƣờng Cao đẳng Y Điện Biên

Từ kết quả phân tích lý luận và các nguyên tắc đề xuất chúng tôi đề xuất 5 nhóm biện pháp như sau:

Nhóm 1. Nhóm các biện pháp tác động đến nhận thức của các đối tượng có tham gia vào tổ chức, quản lý hoạt động thực tập của HSSV

Nhóm 2. Nhóm các biện pháp quản lý công tác chuẩn bị cho thực tập lâm sàng

Nhóm 3. Nhóm biện pháp tổ chức các hoạt động thực tập lâm sàng của HSSV

Nhóm 4. Nhóm biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả thực tập của HSSV

Nhóm 5. Nhóm biện pháp hỗ trợ quản lý các hoạt động thực tập lâm sàng Mỗi nhóm biện pháp được đề xuất lại gồm một số các biện pháp cụ thể.

3.2.1. Nhóm biện pháp tác động đến nhận thức của các đối tƣợng có tham gia vào tổ chức, quản lý hoạt động thực tập của học sinh, sinh viên

- Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Tác động vào nhận thức của các cấp quản lý của Trường, các cấp quản lý của các bệnh viện và đặc biệt là tác động vào nhận thức của học sinh, sinh viên sao cho mọi người nhận thức được yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới công tác quản lý thực tập của học sinh, sinh viên theo thực trạng của trường.

- Nội dung của nhóm biện pháp

Xác định cụ thể các biện pháp tác động đến nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, giáo viên và học sinh, sinh viên về vấn đề đổi mới công tác quản lý hoạt động thực tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Cách thức thực hiện

* Với các chủ thể quản lý của Trường: Cần làm rõ tầm quan trọng của hoạt động thực tập lâm sàng tại bệnh viện để lãnh đạo trường quan tâm nhiều hơn.

* Với các bệnh viện nơi có học sinh, sinh viên thực tập:

+ Nhà trường cần cung cấp các thông tin về mặt qui chế, quy định, mục tiêu, nội dung, chương trình thực tập lâm sàng cho các bác sĩ, điều dưỡng, cán bộ nhân viên các bệnh viện có học sinh sinh viên thực tập.

+ Cần nhấn mạnh những điểm mới, những yêu cầu mới trong quản lý thực tập để đội ngũ này tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch thực tập lâm sàng của học sinh, sinh viên.

* Với học sinh, sinh viên: + Biện pháp hành chính:

Phổ biến kỹ cho HSSV qui định bắt buộc HSSV phải có mặt 90% tổng số thời gian cho mỗi môn thực tập, vắng hơn 10% tổng thời gian TT sẽ bị cấm thi vào cuối khoa (cuối môn) đồng thời phải đi thực tập lâm sàng lại vào dịp hè.

Điểm danh sự hiện diện của HSSV vào mỗi buổi thực tập cần được thực hiện một cách nghiêm túc và thường xuyên từ cán bộ giảng dạy của trường, cán bộ là giảng viên thỉnh giảng, cán bộ quản lý tại các cơ sở thực tập.

Cần có sự phối hợp quản lý một cách chặt chẽ giữa GV trường đang hướng dẫn HSSV ở khoa, phòng với cán bộ bệnh viện ở các cơ sở thực tập.

+ Biện pháp tác động lên nhận thức của HSSV:

Bổ sung trong chương trình chính khoá của HSSV từ năm thứ nhất bài học về đạo đức ngành y (y đức). Giảng viên lâm sàng không những có trách nhiệm dạy cho SV học cách khám, chữa bệnh, thực hành một số kỹ thuật trong y học mà còn có trách nhiệm bồi dưỡng kiến thức về y đức cho HSSV. Cần giải thích cho HSSV hiểu rõ y đức hay đạo đức nghề nghiệp chỉ có được khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

HSSV tiếp xúc trực tiếp với người bệnh để có thể xác định được trách nhiệm học tập, có nhận thức một cách đúng đắn trong vấn đề thực tập lâm sàng.

Phát hành sổ nhật ký thực tập cho tất cả HSSV khi thực tập.

Tổ chức hội thảo cho HSSV về thực tập lâm sàng, có sự tham gia của giảng viên nhà trường và cán bộ của bệnh viện.

3.2.2. Nhóm biện pháp quản lý công tác chuẩn bị cho thực tập lâm sàng

- Mục tiêu của nhóm biện pháp:

Chuẩn bị những điều kiện tối thiểu và thuận lợi nhất cho đợt thực tập lâm sàng của học sinh sinh viên.

- Nội dung của nhóm biện pháp:

Xác định các biện pháp cụ thể để tìm kiếm địa điểm thực tập, chia HSSV thành các nhóm thực tập, phân bố thời gian thực tập và các điều kiện phục vụ thực tập của học sinh, sinh viên.

- Cách thức thực hiện:

* Biện pháp chuẩn bị cơ sở thực tập

Để có cơ sở thực tập tốt, nhà trường cần chuẩn bị và liên hệ trước với các cơ sở thực tập, cụ thể như sau:

- Lên kế hoạch thực tập trước khi năm học mới bắt đầu: đối tượng thực tập, số lượng, mục tiêu thực tập, thời gian thực tập.

- Liên hệ với các cơ sở thực tập để ký kết hợp đồng đào tạo cho cả năm học, ghi rõ chức trách của các cơ sở thực tập.

- Trên cơ sở số lượng HSSV thực tập tại BV, lên kế hoạch mời giảng viên thỉnh giảng lâm sàng sao cho tất cả các khoa có HSSV thực tập đều có cán bộ giảng. - Giải quyết những khó khăn tồn tại, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giảng viên và học sinh, sinh viên.

* Biện pháp quản lý về tổ chức

- Cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp phân chia tổ thực tập, bầu nhóm trưởng - Các bộ môn có trách nhiệm phân công giảng viên hướng dẫn cụ thể thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tập cho từng tổ, từng khoa sao cho có ít nhất một GV hướng dẫn của trường trong một khoa.

- Đối với các cơ sở thực tập lâm sàng có nhiều đối tượng H S S V thực tập cần có kế hoạch điều phối HSSV một cách hợp lý theo qui mô của khoa, của bệnh viện tránh dồn quá nhiều học sinh, sinh viên vào một khoa trong cùng một thời điểm.

* Biện pháp quản lý về điều kiện thực tập

Đây là biện pháp có liên quan trực tiếp đến đào tạo

- Hỗ trợ cho các cơ sở thực tập các điều kiện, phương tiện thiết bị giảng dạy: Bảng, bàn ghế, máy chiếu projector, video, tủ để sách, đồ dùng cá nhân.

- Phối hợp tốt với bệnh viện để bố trí và trang bị phòng học trong điều kiện có thể giúp cho HSSV thực tập lâm sàng được thuận lợi.

- Bắt buộc tất cả các HSSV phải tham gia trực đêm tại các bệnh viện để có điều kiện làm quen với bệnh viện, môi trường công tác và nâng cao tay nghề. Có trách nhiệm bảo quản các tài sản, trang thiết bị thực tập

3.2.3. Nhóm biện pháp quản lý các hoạt động thực tập lâm sàng của HSSV

Thực tập lâm sàng tại bệnh viện là sự kết hợp chặt chẽ giữa trường và bệnh viện. Tổ chức tốt thực tập lâm sàng thường xuyên sẽ giúp HSSV nắm chắc và củng cố tri thức khoa học lý thuyết ở nhà trường, đồng thời HSSV sẽ hình dung được toàn bộ công việc, nhiệm vụ của mình sẽ thực hiện. Thực tập lâm sàng thường xuyên cũng là sự chuẩn bị mọi mặt tri thức, lý thuyết, thực hành, phẩm chất người điều dưỡng, từ đó góp phần hình thành nhanh chóng và có hiệu quả nhân cách người cán bộ y tế tương lai.

- Mục tiêu của nhóm biện pháp:

Đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu thực tập thông qua việc quản lý tốt các thành tố của chương trình thực tập.

- Nội dung của nhóm biện pháp:

Xác định các biện pháp để quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch thực tập của học sinh, sinh viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Cách thực hiện:

* Biện pháp quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch thực tập đối với giảng viên

- Tất cả GV cần phổ biến cho HSSV những điều sau đây: Tầm quan trọng của việc thực tập lâm sàng. Phổ biến và giải thích cho HSSV hiểu rõ mục tiêu nội dung, chương trình, kế hoạch thực tập của từng đợt, từng khoa.

- Phối hợp với phòng đào tạo và các bộ phận liên quan xây dựng các chỉ tiêu tay nghề về các kỹ thuật, kỹ năng phải cụ thể có tính khả thi và phải phù hợp với mục tiêu đào tạo và thực tế công việc của cơ sở thực tập.

* Biện pháp quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch thực tập đối với giảng viên đối với phòng đào tạo

- Phải xây dựng kế hoạch thực tập lâm sàng cho tất cả các lớp tham gia thực tập theo chương trình đào tạo.

- Cần xác định rõ nội dung thực tập, yêu cầu thực tập, chỉ tiêu thực tập, các kỹ năng phải đạt được sau mỗi bài thực tập, sau mỗi đợt thực tập.

- Phải xây dựng nội qui, qui chế thực tập lâm sàng cụ thể, chi tiết và khoa học. - Phải tổ chức sinh hoạt đầu khóa cho HSSV và phổ biến cụ thể về nội qui. qui chế thực tập, các môn phải thực tập, địa điểm thực tập để học sinh, sinh viên có thể chủ động chia tổ thực tập một cách hợp lý.

- Cần kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức điều tra cơ bản học sinh, sinh viên mới vào trường để nắm được các đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh của từng cá nhân trên cơ sở đó có các biện pháp quản lý phù hợp. Cần chú ý đến các HSSV có hoàn cảnh kinh tế khó khăn để có hướng giúp đỡ kịp thời.

* Biện pháp quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch thực tập đối với GV hướng dẫn thực tập

- Điểm danh hàng ngày, phân công công việc cho HSSV một cách hợp lý. Hướng dẫn HSSV thực tập đầy đủ các nội dung, quan sát và hỗ trợ các HSSV thực hiện các kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân, và các kỹ năng thực hành khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đưa ra nhận xét cụ thể về tình hình thực tập của HSSV, đánh giá tinh thần thái độ học tập, việc chấp hành nội qui thực tập, kết quả thực tập và cả những khó khăn cũng như những thuận lợi trong quá trình thực tập.

- Tổ chức cho HSSV sau mỗi đợt thực tập được đóng góp ý kiến cho GV về mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch thực tập, tình hình giảng dạy thực tập, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả thực tập, về điều kiện cơ sở thực tập.

* Biện pháp quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch thực tập đối với học sinh, sinh viên

- Thực hiện đầy đủ các qui định thực tập, chương trình thực tập lâm sàng đã được phổ biến, phối hợp với cán bộ bệnh viện, với các bạn trong nhóm để hoàn thành tốt công việc.

- Tích cực và chủ động trong các hoạt động thực tập, thể hiện tinh thần tôn trọng và thân thiện với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.

- Thực hiện đầy đủ các nội dung thực tập, các chỉ tiêu lâm sàng được giao - Tham gia trực đầy đủ theo lịch phân công.

- Cần phải thể hiện tinh thần trách nhiệm như một nhân viên thực thụ của bệnh viện có như vậy mới tạo được sự gắn bó giữa nhà trường với bệnh viện.

3.2.4. Nhóm biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả thực tập của học sinh, sinh viên sinh viên

- Mục tiêu của nhóm biện pháp:

Đảm bảo tính khách quan, chính xác, công bằng trong đánh giá tiến trình và kết quả thực tập của HSSV, phản ánh đúng chất lượng TTLS của từng học sinh, sinh viên và chất lượng quản lý, tạo ra không khí phấn khởi, tự tin và tăng lòng yêu nghề, yêu công việc của mình.

Kiểm tra đánh giá giúp cho nhà trường, cơ sở thực tập có những điều chỉnh kịp thời kế hoạch, nội dung, phương pháp hướng dẫn TTLS cho phù hợp với thực tiễn và với mục tiêu đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nội dung của nhóm biện pháp:

Xác định các biện pháp quản lý công tác đánh giá tiến trình thực tập và đánh giá kết quả thực tập của học sinh, sinh viên.

- Cách thực hiện:

* Đối với biện pháp kiểm tra cấp nhà trường

Cần thành lập một đoàn kiểm tra cấp nhà trường để có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, có thời gian biểu cụ thể cho hoạt động kiểm tra, đối tượng kiểm tra, các vấn đề cần phải kiểm tra. Nội dung kiểm tra bao gồm:

Kiểm tra thực tế dựa trên các báo cáo về hoạt động chuyên môn theo định kỳ đặc biệt chú trọng đến các hoạt động giảng dạy về thực tập như: tình hình thực tập của HSSV qua mỗi đợt, những khó khăn cũng như thuận lợi trong hoạt động giảng dạy và thực tập.

Kiểm tra các cơ sở y tế nơi HSSV thực tập: dựa trên kế hoạch thực tập, nội dung và yêu cầu thực tập, các bản báo cáo từ bộ môn. Nội dung kiểm tra bao gồm: lịch giảng thực tập cho các đối tượng HSSV có đúng với mục tiêu và yêu cầu, có đúng với tiến trình về mặt thời gian, phương pháp đánh giá HSSV có phù hợp với nội dung hướng dẫn thực tập, phương pháp quản lý HSSV có chặt chẽ và nghiêm túc.

Kiểm tra sổ nhật ký lâm sàng của HSSV, ghi nhận những ý kiến phản hồi của HSSV.

Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả TTLS phải đảm bảo các nguyên tắc:

- Nguyên tắc khách quan công bằng: Cán bộ đánh giá phải có thái độ công bằng, vô tư và phải dựa vào sản phẩm cụ thể để đánh giá, đối chiếu với công việc được giao. Sự đánh giá khách quan công bằng thể hiện tính sư phạm nghiêm túc, đồng thời nâng cao uy tín của nhà giáo đối với xã hội và đối với HSSV. Cần tránh tư tưởng áp đặt chủ quan, đánh giá theo quan hệ tình cảm, xem xét kết quả một cách chung chung, dĩ hoà vi quý.

- Nguyên tắc bình đẳng dân chủ: Theo điều 8 của qui chế dân chủ người học được biết “Những thông tin có liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và các khoản đóng góp theo qui định”. Theo điều 9 của qui chế dân chủ, người học được tham gia góp ý kiến về “Việc tổ chức giảng dạy, học tập trong nhà trường có liên quan đến quyền lợi của người học”, vì vậy khi đánh giá kết quả TTLS giáo viên hướng dẫn vẫn phải tôn trọng HSSV và tập thể, công khai kết quả đạt được với những nhận xét xác đáng, đánh giá kết quả thẳng thắn và trung thực.

- Nguyên tắc hệ thống và thứ bậc: GV Đánh giá HSSV phải toàn diện và đúng với mức độ năng lực, công sức, trí tuệ bỏ ra tương ứng với kết quả mang lại. Người đánh giá phải nắm được các yếu tố chi phối, ảnh hưởng đến kết quả TTLS của HSSV để giải thích những thành công và các hạn chế của TTLS.

Đánh giá có thứ bậc thể hiện: Xác định thứ bậc các nhiệm vụ, và thứ bậc trong xếp loại đánh giá HSSV.

- Nguyên tắc phát triển: Đảm bảo nguyên tắc phát triển có nghĩa là đánh giá HSSV theo hướng phát triển đi lên của họ trên cơ sở căn cứ vào tiêu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập nghề của học sinh sinh viên ở trường Cao đẳng Y tế Điện Biên (Trang 86 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)