8. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CB, GV, HSSV về hoạt động thực tập
tại bệnh viện
Tiến hành điều tra nhận thức của 35 CB,GV và 205 học sinh, sinh viên Nhà trường về tầm quan trọng của hoạt động thực tập tại bệnh viện của học sinh, sinh viên, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1.Khảo sát nhận thức về mức độ quan trọng của HĐTT lâm sàng
Nội dung CB, GV HSSV n % n % Rất quan trọng 32 91.43 185 90.24 Quan trọng 3 8.57 12 5.86 Bình thường 0 0 8 3.9 Tổng cộng 35 100.00 205 100.00
Bảng trên cho thấy: Tất cả các cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, HSSV đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động thực tập nghề. Coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đào tạo. Đây là điều kiện thuận lợi đối với việc quản lý và hướng dẫn thực tập cho HSSV của trường. Bởi vì để đào tạo có chất lượng và hiệu quả trước hết cả chủ thể giáo dục và đối tượng giáo dục phải có nhận thức đúng. Nói cách khác, nhận thức phải đi trước một bước.
Nhận thức của GV kết quả cho thấy có hơn 90% nhận thức được việc thực tập lâm sàng của HSSV là rất quan trọng, có 8.57% cho là quan trọng, không có ý kiến nào cho là bình thường.
Có 90.24% HSSV ý thức được rằng việc TTLS là rất quan trọng, 5.86 % cho là quan trọng và 3,9% cho bình thường.
Khảo sát nhận thức về mức độ cần thiết của việc quản lý HĐTT lâm sàng tại bệnh viện của HSSV điều dưỡng thu được kết quả như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 2.2. Khảo sát nhận thức của CBQL và GV về mức độ cần thiết của việc quản lý HĐTT lâm sàng tại bệnh viện
Nội dung CBQL GV n % n % Cần thiết 3 30 22 88 Ít cần thiết 7 70 3 12 Không cần thiết 0 0 0 0 Tổng cộng 35 100.00 205 100.00 Trung bình 2.3 2.88
Bảng trên cho thấy 88% GV cho rằng quản lý HĐTT lâm sàng tại bệnh viện là rất cần thiết, trong khi đó chỉ có 30% cán bộ quản lý cho rằng rất cần thiết. Điểm trung bình của CBQL là 2.3 trong khi điểm trung bình của GV là 2.88. Điều này cho thấy CBQL và GV cơ bản đều nhận thấy quản lý HĐTT lâm sàng là cần thiết. Tuy nhiên tỷ lệ giữa CBQL và GV lệnh nhau nhiều về mức độ rất cần thiết.
* Thực trạng nhận thức về các nội dung quản lý HĐTT lâm sàng
- Nhận thức về mục tiêu TTLS
Bảng 2.3. Khảo sát nhận thức về mức độ cần thiết của phổ biến trƣớc mục tiêu TTLS tại bệnh viện
Nội dung GV HSSV n % n % Cần thiết 33 94.29 192 93.65 Ít cần thiết 2 5.71 9 4.39 Không cần thiết 0 0 4 1.95 Tổng cộng 35 100.00 205 100.00
Nhận thức về việc phổ biến mục tiêu và các chỉ tiêu TTLS, đa số các GV cho rằng rất cần thiết chiếm 94.29%. Số GV cho rằng là cần thiết chiếm 5.71% và không có GV nào cho là không cần thiết. Điều đó cho thấy trong nhận thức của GV mục tiêu thực tập và chỉ tiêu thực tập là rất cần thiết do vậy cần phải được phổ biến cho HSSV.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đa số HSSV 93.65% nhận thức được việc được phổ biến mục tiêu thực tập và các chỉ tiêu cụ thể trong TTLS là rất cần thiết. Mục tiêu thực tập và các chỉ tiêu giúp HSSV định hướng được cách học và phấn đấu trong suốt thời gian thực tập tại bệnh viện (BV) sao cho đạt được mục tiêu và các chỉ tiêu phải hoàn thành. Có 4.39% HSSV cho rằng việc biết được mục tiêu TT là cần thiết và một số ít HSSV nhận thức là không cần thiết chiếm 1.95%. Điều đó chứng tỏ bản thân mỗi HSSV cũng nhận thức được tầm quan trọng của mục tiêu và chỉ tiêu TTLS.
Cả GV và HSSV đều nhận thức được việc biết trước mục tiêu TTLS là cần thiết, tuy nhiên vẫn còn một số ít HSSV 1.95% chưa nhận thức được, cần phải làm rõ tầm quan trọng của mục tiêu TTLS để tất cả HSSV ý thức được.
- Nhận thức về việc phổ biến trước chương trình thực tập.
Bảng 2.4. Khảo sát nhận thức về mức độ cần thiết của việc phổ biến chƣơng trình TTLS Nội dung GV HSSV n % n % Cần thiết 30 85.71 190 92.69 Ít cần thiết 5 14.29 12 5.85 Không cần thiết 0 0 3 1.46 Tổng cộng 35 100.00 205 100.00
Đa số các GV nhận thức được việc phổ biến trước chương trình thực tập cho HSSV là rất cần thiết chiếm 85.71%. 14.29% GV cho là cần thiết và không có ý kiến nào cho là không cần thiết. Điều này chứng tỏ 100% GV đều nhận thức được tầm quan trọng của việc phổ biến trước chương trình TTLS cho HSSV.
Theo nhận thức của đa số HSSV 92.69% việc phổ biến trước chương trình TTLS thực sự là rất cần thiết, có 5.85% HSSV cho là cần thiết và 1.46% cho là không cần thiết. Điều này chứng tỏ đa số các HSSV đều nhận thức được tầm quan trọng của việc biết trước chương trình TTLS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 2.5. Khảo sát nhận thức về phổ biến nội dung TTLS trƣớc khi thực tập Nội dung GV HSSV n % n % Cần thiết 27 77.14 196 95.60 Ít cần thiết 8 22.86 9 4.39 Không cần thiết 0 0 0 0 Tổng cộng 35 100.00 205 100.00
Đa số GV 77.14% đã trả lời việc phổ biến này là rất cần thiết, 22.86% ý kiến cho rằng cần thiết, không có ý kiến nào cho rằng không cần thiết. Như vậy đa số các GV đều ý thức được việc biết trước nội dung TTLS là cần thiết.
Bên cạnh việc phổ biến mục tiêu thực tập, chương trình thực tập, các GV hướng dẫn TTLS còn phổ biến trước cho các HSSV nội dung thực tập chính là các kỹ năng khám, nhận định người bệnh, phát hiện triệu chứng bệnh, kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, kỹ năng phân tích và tổng hợp trong chẩn đoán và chăm sóc người bệnh. Điều này được thể hiện qua kết quả khảo sát của bảng 2.24. Đa số HSSV 95.60% đã trả lời việc phổ biến này là rất cần thiết, 4.39% là cần thiết và trả lời không cần thiết là 0%. Như vậy đa số các HSSV đều ý thức được việc biết trước nội dung thực tập cùng các kỹ năng lâm sàng là rất cần thiết.
- Về thời lượng thực tập lâm sàng
Bảng 2.6. Khảo sát về thời lƣợng thực tập lâm sàng
Nội dung GV HSSV n % n % Vừa phải 27 77.14 78 38.05 Thừa 0 0 0 0 Thiếu 8 22.86 127 61,95 Tổng cộng 35 100.00 205 100.00
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Theo 77.14% GV nhận định thì thời lượng thực tập như hiện nay là vừa phải, 22.86% cho là thiếu và không có trường hợp nào nhận định là thừa.
Thời gian thực tập theo khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tuy nhiên với số tiết của chương trình khung và với nội dung phải thực tập tại các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa trong thành phố thì theo đa số HSSV 61,95% cho rằng thời gian thực tập như vậy là chưa đủ, trên thực tế các chuyên khoa lẻ các em chỉ thực tập có 2 tuần (10 ngày) trong suốt 2 đến 3 năm học; một số HSSV 38.05 % cho là vừa phải và không có HSSV nào cho rằng thời gian thực tập như vậy là thừa. Như vậy thời gian TTLS nhìn chung theo nhận định của đa số HSSV là còn thiếu.
Có sự khác biệt trong cách nhận định giữa GV và HSSV, đa số GV cho là thời lượng như hiện nay là vừa phải thì HSSV cho là thiếu, một số GV đã lý giải điều này là do HSSV chưa có phương pháp và kế hoạch thực tập hợp lý.
- Việc sử dụng thời gian thực tập lâm sàng tại bệnh viện
Bảng 2.7. Khảo sát về việc sử dụng thời gian TTLS
Nội dung n %
Có 78 30.05
Không 127 61.95
Tổng cộng 205 100.00
Khi đặt câu hỏi bạn có sử dụng thời gian TTLS để học lý thuyết hoặc vào mục đích khác không thì các em đã trả lời như sau:
Có 30.05% HSSV trả lời là có sử dụng thời gian này vào mục đích khác và đáng mừng là đa số các HSSV 61.95% trả lời là không. Kết quả này theo tác giả là phù hợp với tình hình thực tế tại các bệnh viện, thông thường các em tận dụng hết giờ TTLS vì theo các em thì giờ TT như hiện nay là chưa đủ mà chỉ tiêu TT do các bộ môn đặt ra lại cao nên các em phải hết sức tận dụng thời gian buổi sáng tại các BV cũng như thời gian trực đêm vào buổi tối. Tuy nhiên vào những thời điểm có các kỳ thi học phần vào buổi chiều các em thường sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/