Đánh giá và phân tích nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động thực

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập nghề của học sinh sinh viên ở trường Cao đẳng Y tế Điện Biên (Trang 76 - 81)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.Đánh giá và phân tích nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động thực

thực tập nghề tại bệnh viện của HSSV trƣờng Cao đẳng Y tế Điện Biên

Qua kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động thực tập nghề tại bệnh viện của HSSV trường Cao đẳng Y tế Điện Biên chúng tôi nhận thấy:

* Ưu điểm

1. Trường Cao đẳng Y tế Điện Biên là trường được quản lý trực tiếp của Sở Y tế Điện Biên và sự quản lý gián tiếp về chuyên môn của Bộ Y tế và Bộ Giáo Dục và Đào tạo. Qui mô đào tạo của trường mỗi năm khoảng 300 HSSV hệ chính qui. Nơi thực tập lâm sàng chính là bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên, địa điểm nằm ngay sát cạnh trường học. Bệnh viện đa khoa tỉnh được xếp là bệnh viện hạng II với quy mô 450 giường bệnh, ngoài ra còn có 3 bệnh viện chuyên khoa cũng nằm trong thành phố, đây là điều kiện tương đối thuận lợi cho HSSV khi đi thực tập lâm sàng. Qui mô đào tạo không nhiều nên cũng phần nào cũng thuận lợi trong vấn đề quản lý các hoạt động thực tập ngoài trường.

2. Trang thiết bị học tập trong nhà trường được trang bị khá đầy đủ vì có các Dự án hỗ trợ nên đã đáp ứng được phần nào các nhu cầu giảng dạy và học tập.

3. Kế hoạch, nội dung, chương trình thực tập được xây dựng tương đối phù hợp với đối tượng đào tạo, công tác chuẩn bị cho thực tập lâm sàng được thực hiện đầy đủ chu đáo.

4. Về mặt nhận thức 100% GV đều nhận thức được tầm quan trọng trong vấn đề quản lý HĐTT lâm sàng. Đa số các HSSV đều nhận thức được mức độ quan trọng của việc thực tập lâm sàng, do đó hầu như các em đã tận dụng tối đa thời gian thực tập.

* Hạn chế

1. Đối tượng tuyển sinh hàng năm của HSSV chính qui là có hộ khẩu tại tỉnh Điện Biên có đầu vào rất thấp. Nhà trường không tổ chức thi tuyển, chỉ xét điểm học bạ đối với hệ đào tạo trung cấp, xét điểm thi Cao đẳng, Đại học hệ B đối với hệ đào Cao đẳng. Trên 80% HSSV là người dân tộc thiểu số,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trình độ văn hóa cũng như ngôn ngữ phổ thông đều hạn chế so với HSSV người dân tộc kinh.

2. Khi khảo sát đa số HSSV đều trả lời không thuận lợi trong vấn đề thực tập lâm sàng tại bệnh viện về cơ sở vật chất, điều kiện thực tập. Thiếu số lượng GV hướng dẫn tại các khoa lâm sàng, thiếu sự nhiệt tình của GV và cán bộ hướng dẫn, phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá còn chưa phù hợp. 3. Tuy đã được các GV phổ biến trước mục tiêu TT, chương trình TT và nội dung TT; nhưng các HSSV vẫn gặp khó khăn không ít do số lượng thực tập tại các khoa quá đông, không có phòng riêng cho HSSV tập trung, sinh hoạt và học tập.

4. Lịch học lý thuyết dày đặc nên HSSV không có thời gian tự học, thời gian để tham khảo thêm tài liệu tại thư viên sách, thư viện điện tử.

5. GV kiêm nhiệm từ các cơ sở thực tập hướng dẫn HSSV không phải là những giảng viên thực sự đã qua kinh nghiệm giảng dạy hoặc k h ô ng có nghiệp vụ sư phạm nên công tác quản lý và hướng dẫn cho HSSV chưa thật sự đạt yêu cầu đối với mục tiêu thực tập.

5. Chưa thống nhất trong cách hướng dẫn và đánh giá cuối đợt TT lâm sàng. 6. Thời gian đi TTLS tại các bệnh viện chuyên khoa là rất ít. Do vậy rất hạn chế trong vấn đề hướng dẫn cũng như trong việc thực hiện đủ chỉ tiêu được giao mặc dù phòng Đào tạo đã cố gắng trong việc xếp lịch thực tập cho HSSV sao cho không tập trung cùng thời điểm nhiều đối tượng nhưng vẫn bị quá tải tại các khoa.

7. Không có phòng riêng cho GV hướng dẫn làm việc tại bệnh viện nên khó đáp ứng yêu cầu để thực hiện nhiệm vụ.

8. Cơ chế phối kết hợp giữa Nhà trường với các cơ sở thực tập chưa thật sự chặt chẽ. Chưa có cơ chế thích hợp để khuyến khích cán bộ bệnh viện hướng dẫn HSSV thực tập. Hàng năm chưa tổ chức được hội nghị phối kết hợp viện - trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

9. Một số cán bộ chủ chốt chưa tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên ngành về quản lý giáo dục.

10. Trường vẫn chưa có được bệnh viện thực hành riêng, thu nhập của trường còn rất thấp nên chưa thu hút được cán bộ, GV có trình độ cao về trường làm việc.

* Nguyên nhân

1. Do tình trạng GV cơ hữu còn thiếu nhiều, nên một số cơ sở thực tập lâm sàng hầu như không có GV trường hướng dẫn, dẫn đến không thống nhất trong cách hướng dẫn và đánh giá HSSV.

2. Thực sự Ban giám hiệu nhà trường chưa quan tâm nhiều đến vấn đề quản lý hoạt động thực tập nhất là đối với thực tập lâm sàng nên một số GV biên chế của trường chưa tâm huyết, nhiệt tình hướng dẫn thực tập, một số GV có trình độ cao đều muốn chuyển sang làm việc tại bệnh viện.

3. Một số GV tham gia giảng dạy lý thuyết tại trường quá nhiều giờ nên thời gian dành cho hướng dẫn HSSV thực tập tại bệnh viện là rất ít.

4. Một số khoa không có GV của trường hướng dẫn TTLS tại bệnh viện nên khoán hẳn việc hướng dẫn TT cho Bác sỹ và điều dưỡng của bệnh viện. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả TT của HSSV không cao.

5. Bệnh viện không bố trí được phòng làm việc cho GV cũng như phòng học cho HSSV thực tập, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực tập

6. Phòng Đào tạo và NCKH hầu như cả năm học không đến các cơ sở thực tập lần nào để nắm tình hình, nên một số bộ môn hướng dẫn và đánh giá TT của HSSV một cách qua loa, thiếu sự công bằng và thiếu khoa học.

7. Chưa có những qui định rõ ràng về khen thưởng hay kỷ luật trong lĩnh vực này, do vậy không động viên được những GV làm việc tốt.

8. Kinh phí đầu tư cho hoạt động thực tập tại bệnh viện còn rất hạn chế do kinh phí nhà trường còn khó khăn.

* Ý kiến đề xuất: Để xác định các biện pháp nhằm cải thiện thực trạng trên, chúng tôi tìm hiểu về ý kiến đề xuất của CB, GV và HSSV về quản lý hoạt động thực tập lâm sàngvà kết quả thu được như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cường trang bị về cơ sở vật chất và tăng thêm phòng học cho HSSV tại bệnh viện. Bố trí thêm GV hướng dẫn TT tại các khoa còn thiếu.

- Giảm số lượng HSSV thực tập tại mỗi khoa, giảm bớt các chỉ tiêu thực tập lâm sàng cho HSSV.

- Cần có sự kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất của Phòng đào tạo và Ban giám hiệu tại các cơ sở thực tập.

- Các GV cần thống nhất phương pháp hướng dẫn thực tập, phương pháp đánh giá kết quả thực tập của HSSV, hạn chế hình thức thi vấn đáp.

- Cần có cơ chế phối kết hợp giữa Nhà trường và bệnh viện thực tập chặt chẽ hơn nữa, định kỳ họp tổng kết 1 lần /học kỳ.

- Nên thiết lập các tổ lâm sàng trong một bệnh viện và cần có tổ trưởng lâm sàng để quản lý cả HSSV và GV của một cơ sở thực tập.

- Cần có chế độ khen thưởng, kỷ luật kịp thời cho hoạt động này.

- Đầu tư kinh phí thỏa đáng cho công tác quản lý hoạt động thực tập lâm sàng tại bệnh viện.

Tiểu kết chƣơng 2

Khảo sát 35 ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên hướng dẫn thực tập bệnh viện, 205 ý kiến của HSSV trường Cao đẳng y tế Điện Biên cho thấy thực trạng công tác quản lý thực tập nghề tại bệnh viện của nhà trường đã được quan tâm và đạt được những kết quả nhất định, góp một phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác quản lý HĐTT của HSSV vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, tính đồng bộ chưa cao, sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng, giữa nhà trường và bệnh viện thực tập chưa nhịp nhàng chặt chẽ, việc tổ chức các hoạt động nhằm tác động đến nhận thức, thái độ, kỹ năng và phương pháp thực tập của HSSV chưa được nâng cao và công tác kiểm tra đánh giá kết quả thực tập nghề của HSSV chưa được cải tiến, chưa phát huy được tính chủ động tích cực trong học tập của SV. Đội ngũ giáo viên hướng dẫn thực tập còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng. Cơ sở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vật chất phục vụ các hoạt động thực tập của HSSV còn rất khó khăn. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động thực tập rất đa dạng về chủ thể quản lý, cơ chế làm việc, nội dung chương trình, nguồn lực cơ sở vật chất... Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động thực tập là khá cao. Bên cạnh các yếu tố ảnh hưởng tích cực còn nhiều yếu tố ảnh hưởng chưa tốt đến hoạt động thực tập bệnh viện, làm cho kết quả thực tập nghề chưa cao.

Để khắc phục được tình trạng trên và góp phần cùng nhà trường quản lý tốt hơn hoạt động thực tập nghề tại bệnh viện, chúng tôi xin đề xuất một số nhóm biện pháp quản lý hoạt động thực tập của HSSV trường CĐYT Điện Biên. Đó là nội dung chúng tôi sẽ trình bày ở chương 3 của luận văn này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

XÂY DỰNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ ĐIỆN BIÊN

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập nghề của học sinh sinh viên ở trường Cao đẳng Y tế Điện Biên (Trang 76 - 81)