Xu hướng phát triển thị trường gạch Ceramic Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Chiến lược thị trường gạch Ceramic của công ty TNHH Vĩnh Phúc (Trang 40 - 43)

Cơ hội

Việt Nam gia nhập WTO, bước vào sân chơi toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp sản xuất gạch Ceramic nói riờng đang đứng trước những thời cơ mới hết sức quan trọng.

Thứ nhất đó là thị trường được mở rộng. Không những kinh tế nước nhà phát triển, sức mua của nhõn dõn tăng lên mà từ nay, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn với 150 thành viên của WTO chiếm 85% thương mại hàng húa và 90% thương mại dịch vụ toàn cầu. Trên thị trường rộng lớn ấy, những rào cản về hạn ngạch, giấy phép, thuế quan… sẽ dần bị gỡ bỏ. Hàng húa nước ta có điều kiện đi ra nước ngoài, thâm nhập thị trường toàn cầu bình đẳng với các nước khác.

Thứ hai, các doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội tiếp cận một cách bình đẳng công nghệ, vốn tín dụng và nhân lực từ bên ngoài. Đây chớnh là những yếu kém của các doanh nghiệp nước ta mà trước đõy ta chưa giải quyết được, đặc biệt là các công nghệ hiện đại sẽ được tiếp thu từ các doanh nghiệp nước ngoài vào sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. Riêng đối với ngành sản xuất gạch Ceramic thì đõy là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp có thể cải tiến máy móc, thiết bị, công nghệ của mình để có thể sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao hơn, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Và sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng hơn trong việc thâm nhập thị trường quốc tế.

Cơ hội thứ ba đối với các doanh nghiệp Việt Nam đó là môi trường kinh doanh sẽ được cải thiện. Hội nhập sẽ thúc đẩy các cơ quan nhà nước tích cực đổi mới thể chế, chớnh sách, sắp xếp lại tổ chức quản lý và làm

trong sạch đội ngũ công chức, cải cách thủ tục hành chớnh, chống quan liêu tham nhũng… thuận lợi hơn cho việc nõng cao hiệu qủa, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện có và phát triển thêm nhiều doanh nghiệp tư nhõn mới.

Thứ tư: đó là việc tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu nõng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng húa và dịch vụ của doanh nghiệp, Đây là thời cơ để doanh nghiệp tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài mà tái cấu trúc doanh nghiệp một cách thật khẩn trương, kể cả bố trí bộ máy, sắp xếp lại nhõn sự, triển khai các quan hệ liên doanh, liên kết…

Một cơ hội nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam đó là các cuộc tranh chấp thương mại sẽ được giải quyết công bằng hơn. Trước đây, doanh nghiệp Việt Nam bị kiện, đó là trờn sân của nước sở tại, theo luật của nước họ nên thường không công bằng. Ngày nay, khi Việt Nam là thành viên của WTO, doanh nghiệp nước ta sẽ được bảo vệ trước những tranh chấp thương mại theo các điều lệ của WTO, được đối xử công bằng hơn. Đây là thời cơ rất thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường quốc tế.

Thách thức.

Thách thức đầu tiên đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất gạch Ceramic ở Việt Nam hiện nay là thị trường ngành này đang bóo hòa, nhu cầu đối với sản phẩm gạch men ốp lát đã giảm mạnh trong các năm qua. Do vậy mà nguy cơ thị trường trong nước của các doanh nghiệp trong thời gian tới bị thu hẹp là khó tránh khỏi.

Ngoài ra, bên cạnh những cơ hội của các doanh nghiệp khi Việt Nam ra nhập WTO thì thách thức đối với các doanh nghiệp cũng không phải ít.

Thách thức lớn nhất là việc mở cửa thị trường nội địa với thuế suất thấp, do đó nếu doanh nghiệp không sản xuất được sản phẩm hàng húa có sức cạnh tranh cao thì nguy cơ bị xõm chiếm thị trường và rủi ro dẫn đến thất bại là rất cao.

Thách thức thứ hai là hầu hết các doanh nghiệp chưa nắm rừ những vấn đề mà họ có thể gặp phải sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Các thông tin mà các doanh nghiệp cần biết là: Lộ trình thực hiện chớnh sách thuế của chính phủ đối với AFTA, WTO, lộ trình thực hiện công tác quản lý hành chớnh; lộ trình thực hiện thủ tục hải quan, các chớnh sách ưu đãi, khuyến khớch đầu tư sau khi gia nhập WTO, những định hướng phát triển của chớnh phủ với từng ngành nghề. Vì vậy, việc thực hiện các chiến lược thị trường của các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn nếu không nắm rừ được những thông tin này, thậm chí có thể dẫn đến sai lầm, đi chệch hướng.

Thách thức thứ ba của doanh nghiệp là sức ép về thời gian. Đối với doanh nghiệp nhà nước đã quen với ưu đãi từ chớnh sách của chớnh phủ, chớnh sách của các tỉnh, thành phố, ngành thì việc gia nhập WTO khiến các doanh nghiệp này phải đối mặt với nhiều tập đoàn công ty quốc tế có tiềm lực mạnh. Cũn đối với các doanh nghiệp tư nhõn sẽ bị sức ép nhanh hơn bởi phần lớn các lĩnh vực Việt Nam mở cửa sớm hoặc các mặt hàng thực hiện cắt giảm thuế ngay là địa bàn chủ yếu của kinh tế tư nhõn. Trong khi một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh do các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ chủ yếu lại có lộ trình mở cửa dần dần. Do đó các doanh nghiệp tư nhõn sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh quốc tế ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Thời gian cho các doanh nghiệp thực hiện cải cách điều chỉnh các chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược thị trường nói riêng không cũn nhiều, do đó nếu không có sự gấp rút chuẩn bị hội nhập thì nguy

cơ không bảo toàn được thị trường hiện có chứ chưa nói tới phát triển thị trường mới của các doanh nghiệp Việt Nam là rất dễ xảy ra.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Chiến lược thị trường gạch Ceramic của công ty TNHH Vĩnh Phúc (Trang 40 - 43)