Thực trạng chiến lược thị trường của các doanh nghiệp sản xuất

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Chiến lược thị trường gạch Ceramic của công ty TNHH Vĩnh Phúc (Trang 28 - 32)

1.2.1. Thực trạng chiến lược thị trường của các doanh nghiệp sản xuất gạch Ceramic ở Việt Nam gạch Ceramic ở Việt Nam

1.2.1.1. Cơ sở lý luận

Có một cõu hỏi luôn được đặt ra đối với những người làm kinh tế đó là; “Điều gì làm cho một công ty trở nên tuyệt vời”. Phần lớn cõu trả lời đều cho rằng những người quản trị công ty và công nhõn viên đều cam kết làm hài lòng khách hàng, nhưng một vế thứ hai rất quan trọng của cõu trả lời đó

là “những công ty tuyệt vời đều biết cách thích ứng với thị trường không thay đổi, họ vận dụng nghệ thuật lập kế hoạch hướng theo thị trường”.

Qua đó ta có thể thấy tầm quan trọng của các chiến lược thị trường đối với mỗi một công ty sản xuất kinh doanh. Việc phát triển thị trường cũng đang ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết nhất là trong nền kinh tế thị trường.

Theo Philip Kotler có ba loại hình tăng trưởng tương ứng với các chiến lược tăng trưởng đó là: Tăng trưởng chiều sâu, tăng trưởng hợp nhất, tăng trưởng đa dạng hoá.

Tăng trưởng chiều sâu

Ma trận về các chiến lược tăng trưởng Sản phẩm hiện có Sản phẩm mới

Thị trường

hiện có Thị trường mới

Nguồn: Quản trị Marketing – Philip Kotler

Có ba chiến lược tăng trưởng chiều sõu đó là:

Chiến lược xâm nhập thị trường:

Công ty cần tìm cách tăng thị phần của những sản phẩm hiện có trờn những thị trường hiện tại của mình. Có ba phương thức chủ yếu đó là:

Phương thức thứ nhất: khuyến khích các khách hàng hiện có của mình mua nhiều sản phẩm hơn trong một thời kỳ nhất định. Điều này có thẻ có tác

1. Chiến lược xõm nhập thị trường

3. Chiến lược phát triến sản phẩm 2. Chiến lược phát triển

thị trường

(Chiến lược đa dạng hoá)

dụng nếu các khách hàng đó không phải là người mua thường xuyờn và có thể được chứng minh cho thấy những ích lợi của việc sử dụng nhiều sản phẩm hơn.

Phương thức thứ hai: Lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh chuyển sang nhón hiệu của mình. Điều này có thể có tác dụng nếu thấy được điểm yếu chớnh trong sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh hay trong các chương trình Marketing của họ.

Phương thức thứ ba: Thuyết phục khách hàng chưa sử dụng sản phẩm bắt đầu sử dụng như những khách hàng hiện có. Phương thức này có tác dụng khi có nhiều người chưa sử dụng sản phẩm.

Chiến lược phát triển thị trường:

Các công ty cần phải tỡm kiếm những thị trường mới mà nhu cầu của họ có thể đáp ứng được bằng những sản phẩm hiện có của mình. Có ba phương thức để thực hiện chiến lược này đó là:

Phương thức thứ nhất: Xác định các nhúm khách hàng tiềm ẩn rai những địa bàn tiêu thụ hiẹn tại có thể kích thích sự quan tõm của họ đến sản phẩm của mình.

Phương thức thứ hai: Tìm kiếm thêm những kênh phõn phối tại địa điểm hiện tại của mình.

Phương thức thứ ba: Tỡm kiếm thị trường mới trong nước hay nước ngoài.

Chiến lược phát triển sản phẩm

Công ty cần tớnh đến những khả năng sinh lời của sản phẩm mới. Họ có thể phát triển những tớnh năng mới của sản phẩm hoặc có thể phát triển sản phẩm với những phẩm cấp khác nhau cho những thị trường đại chúng.

Bằng cách rà soát ba chiến lược tăng trưởng theo chiều sõu này chắc chắn công ty sẽ tỡm thấy cách để phát triển lên.

Tăng trưởng hợp nhất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có ba chiến lược tăng trưởng hợp nhất:

Hợp nhất ngược: Công ty mua đứt một hay nhiều nguồn cung ứng của mình để có được lợi nhuận hay quyền kiểm soát nhiều hơn.

Hợp nhất thuận: Công ty mua một hoặc một số cơ sở bán sỉ hay bán lẻ mang lại nhiều lợi nhuận.

Hợp nhất ngang: Công ty mua một hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh nếu nhà nước không cho ngăn cấm việc làm đó.

Tăng trưởng đa dạng hoá

Tăng trưởng đa dạng hoá là việc tỡm kiếm những cơ hội tốt bên ngoài những công ty hiện có. Có ba kiểu chiến lược đa dạng hoá:

Chiến lược đa dạng hoá đồng tõm: Tỡm kiếm những sản phẩm mới có thể kết hợp với những chủng loại sản phẩm hiện có để tạo ra sức mạnh tổng hợp về công nghệ hay Marketing cho dù những sản phẩm đó có thể đòi hỏi một lớp khách hàng mới.

Chiến lược đa dạng hoá ngang: Tỡm kiếm những sản phẩm mới hấp dẫn với chủng loại hàng hoá của mình cho dù mặt hàng này đòi hỏi một quy trình sản xuất hoàn toàn khác.

Chiến lược đa dạng hoá tổng hợp: Tỡm kiếm những ngành nghề kinh doanh hoàn toàn không liên quan gì đến công nghệ, sản phẩm hay thị trường hiện có của công ty.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Chiến lược thị trường gạch Ceramic của công ty TNHH Vĩnh Phúc (Trang 28 - 32)