Ceramic ở Việt Nam
Hiện nay, các công ty sản xuất gạch Ceramic ở Việt Nam đã áp dụng hầu hết các chiến lược thị trường trong các loại hình tăng trưởng chiều sâu, tăng trưởng đa dạng hoá, tăng trưởng hợp nhất. Tuy nhiờn có những chiến được các công ty áp dụng rất phổ biến như: các chiến lược xõm nhập thị trường, chiến lược phát triển thị trường… nhưng cũng có những chiến lược chỉ có một số công ty tiến hành áp dụng như: Các chiến lược tăng trưởng hợp nhất, các chiến lược tăng trưởng đa dạng hoá…
Chiến lược xâm nhập thị trường
Đõy là một trong những chiến lược thị trường được các công ty sản xuất gạch Ceramic ở Việt Nam áp dụng rất phổ biến.
Thị trường mục tiêu của các doanh nghiệp khi áp dụng chiến lược này đó là những người chưa sử dụng sản phẩm của công ty, có thể họ đang sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hoặc họ chưa sử dụng gạch Ceramic.
Hai phương thức mà các công ty đang tiến hành để thực hiện chiến lược xâm nhập thị trường đó là:
Tiến hành lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh chuyển sang dùng nhón hiệu của mình. Thị trường mà các công ty nhắm đến khi thực hiện phương thức này là những người đang dùng sản phẩm gạch Ceramic của đối thủ cạnh tranh. Đõy hầu hết là khách hàng tổ chức, các chủ thầu hoặc các công ty xõy dựng, nhu cầu về gạch Ceramic của họ là rất lớn. Bằng nhiều hình thức như khuyến mại, giảm giá, khuyếch trương sản phẩm… các doanh nghiệp đang cố gắng để giành giật thị trường của nhau với mục tiêu tăng thị phần của mình. Với đội ngũ bán hàng trực tiếp, các doanh nghiệp tiến hành cho nhõn viên của mình đến gặp gỡ các khách hàng là nhà thầu xõy dựng, để
tiến hành các cuộc thương thuyết với những cam kết mang lại sự thỏa mãn tốt nhất cho khách hàng hơn hẳn đối thủ cạnh tranh.
Bằng phương thức này nhiều công ty đã giành được những khách hàng lớn của đối thủ cạnh tranh, gia tăng đáng kể thị phần của mình. Ngoài ra, các công ty cũn tiến hành quảng cáo, khuếch trương những tiện ích, điểm định vị của sản phẩm thể hiện sản phẩm của mình là vượt trội so với đối thủ cạnh tranh.
Đõy là phương thức chủ yếu được áp dụng ở các doanh nghiệp mà sản phẩm có giá rẻ hơn trong khi giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh lại cao. Hay doanh nghiệp đánh vào các điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để khai thác giành giật thị phần.
Phương thức thứ hai các doanh nghiệp áp dụng để thực hiện chiến lược xâm nhập thị trường đó là cố gắng thuyết phục những người chưa sử dụng sản phẩm gạch Ceramic bắt đầu sử dụng sản phẩm. Đặc điểm của những khách hàng này là có thể họ chưa biết đến sản phẩm hoặc có thể họ cũn hoài nghi về các tớnh năng của sản phẩm này nhưng nhu cầu của họ có thể đáp ứng được bằng sản phẩm hiện có của công ty. Các doanh nghiệp đã thực hiện phương thức này bằng cách khuếch trương, quảng cáo sản phẩm với những công dụng, tiện ích của nó vượt trội so với những sản phẩm thay thế khác. Với đặc điểm nổi bật của sản phẩm gạch men ốp lát là rẻ hơn so với các sản phẩm ốp lát khác như gạch ốp lát Granit hay gỗ mà vẫn mang lại cho các công trình cũng như ngôi nhà của khách hàng sự bền vững, sang trọng và phù hợp với thờỡ tiết, khí hậu của Việt Nam. Các doanh nghiệp sẽ chú trọng vào những lợi ích, sự vượt trội này của sản phẩm gạch Ceramic để thuyết phục khách hàng.
Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng có hiệu quả trong giai đoạn đầu khi sản phẩm gạch chưa được nhiều khách hàng lựa chọn, tiêu dùng. Hiện nay
thì phương thức tăng thị phần bằng cách giành giật khách hàng từ đối thủ cạnh tranh được các doanh nghiệp áp dụng nhiều hơn vì thị trường gạch Ceramic đã phát triển mạnh. Hầu hết người tiêu dùng đều biết đến và đã tiêu dùng sản phẩm này.
Chiến lược phát triển thị trường
Đây cũng là một trong những chiến lược được các công ty sản xuất gạch Ceramic ở Việt Nam áp dụng rất phổ biến.
Thị trường mục tiêu mà các công ty hướng đến khi thực hiện chiến lược này đó là những khách hàng, tổ chức ở địa bàn hiện có của công ty, họ có nhu cầu về sản phẩm gạch Ceramic nhưng hành vi tiêu dùng của họ không giống như những khách hàng hiện có của công ty, có thể họ thích mua sản phẩm theo một kênh phõn phối khác. Họ cũng có thể là những khách hàng ở các địa phương, khu vực thị trường ngoài địa bàn hiện có của công ty.
Các công ty tiến hành thực hiện chiến lược bằng cách thiết lập các kờnh phõn phối mới, các nhà phõn phối mới tại các thị trường khác như: thiết lập các kênh phõn phối qua các siêu thị vật liệu xõy dựng thay vì trước đõy chỉ phõn phối qua hệ thống các cửa hàng, nhà phõn phối.
Một số công ty đã tiến hành thực hiện chiến lược này để phát triển thị trường sang các nước trên thế giới như: Công ty gạch Đồng Tâm, Viglacera, Prime Group… phương thức này đã giúp cho các doanh nghiệp vừa mở rộng thị trường, gia tăng thị phần vừa khẳng định vị thế của mình trong ngành kinh doanh gạch Ceramic.
Chiến lược tăng trưởng hợp nhất
Hiện nay ở Việt Nam chỉ có một số ít công ty sản xuất gạch Ceramic là thực hiện chiến lược này vì nó đòi hỏi các công ty phải có tiềm lực kinh tế
khá mạnh mới có thể thực hiện được. Đi đầu trong việc thực hiện chiến lược tăng trưởng hợp nhất là tập đoàn đa ngành Prime Group. Nhờ có tiềm lực kinh tế vững mạnh, tập đoàn này đã tiến hành hợp nhất ngược. Họ đã tiến hành đầu tư, thành lập nên các công ty thành viên cung ứng các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất gạch ốp lát của công ty. Thực hiện chiến lược này công ty đã có được quyền kiểm soát nhiều hơn, tăng lợi nhuận của công ty. Thêm nữa, việc hợp nhất các công ty cung ứng khiến cho nguyờn liệu đầu vào của công ty thấp, giá thành sản phẩm thấp hơn đối thủ cạnh tranh, giúp doanh nghiệp thực hiện hiệu quả chiến lược cạnh tranh về giá. Điều này góp phần đưa tập đoàn Prime Group trở thành tập đoàn sản xuất gạch ốp lát lớn nhất tại Việt Nam.
Chiến lược tăng trưởng đa dạng hoá
Đây cũng là một trong những chiến lược được đang được áp dụng ở thị trường gạch Ceramic Việt Nam nhưng không nhiều. Hai công ty áp dụng có hiệu quả nhất chiến lược tăng trưởng đa dạng húa là Tổng công ty thủy tinh và gốm xõy dựng Viglacera và tập đoàn Prime Group. Họ áp dụng chiến lược đa dạng húa tổng hợp.
Đối với tổng công ty thủy tinh và gốm xõy dựng, đầu tiên khi bắt đầu thành lõp công ty, họ tiến hành sản xuất sản phẩm thủy tinh và các thiết bị gốm xõy dựng, sau khi đã khẳng định được vị thế của mình trong ngành này, họ tiếp tục mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác như sản xuất gạch Ceramic, gạch Granit, gạch cotto, kớnh nổi…Đến nay, Viglacera đã trở thành tổng công ty sản xuất vật liệu xõy dựng lớn trên thị trường Việt Nam, sản phẩm của Viglacera được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Đối với tập đoàn Prime Group, bước đầu khi thành lập năm 1999, công ty đã đầu tư công nghệ sản xuất sản phẩm gạch Ceramic, trong các năm
tiếp theo công ty liên tục thành lập nên các công ty thành viên cũng sản xuất gạch Ceramic và các công ty cung ứng đầu vào cho sản xuất gạch Ceramic của tập đoàn. Đến nay công ty đã trở thành tập đoàn đa ngành với 18 công ty thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: thực phẩm đồ uống, kinh doanh bất động sản, trung tõm thương mại, sản xuất bình núng lạnh, khai thác đá…Prime Group liên tục trong năm năm từ 2002 đến 2006 được bình chọn là nhà sản xuất gạch ốp lát lớn nhất tại Việt Nam.