Sự cần bằng cung cầu của sản phẩm gạch Ceramic ở Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Chiến lược thị trường gạch Ceramic của công ty TNHH Vĩnh Phúc (Trang 26 - 28)

Thị trường vật liệu xây dựng đang trở nên sôi động với sự tham gia của rất nhiều hãng sản xuất và kinh doanh gạch men ốp lỏt.Trong năm 2006 hầu hết các nhà máy sản xuất gạch ốp lát đều vượt công suất với tổng công suất đạt trên 170 triệu m2, trong khi cả nước chỉ tiêu thụ được 115 triệu m2 . Cung vượt trên 40% so với cầu, tình trạng này đã khiến cho ngành sản xuất gạch ốp lát đang rơi vào tình trạng khủng hoảng thừa nghiêm trọng. Hậu quả là đến hơn một nửa số doanh nghiệp rơi vào tình trạng sản xuất cầm chừng hoặc phải đóng của nhà máy. Cho dù không ít nhà máy đã đóng cửa và nhiều đơn vị khỏc đó cắt giảm sản lượng, nhưng hàng sản xuất ra bị tồn kho vẫn tiếp tục tăng cao. Năm 2005, mức tiêu thụ của thị trường giảm so với năm

2004 nhưng sản lượng lại tăng 20% dẫn đến sản lượng tồn kho trên 15 triệu m2. Đến năm 2006, sản lượng tồn kho lên đến trên 40 triệu m2. Trong những năm thập kỷ 90, ngành sản xuất gạch men ốp lát được xem là dễ kiếm lời do nhu cầu thị trường phát triển mạnh. Vì thế, các doanh nghiệp đã đổ xô đầu tư vào ngành này khiến cho sức cạnh tranh của thị trường này ngày càng trở nên gay gắt và cho đến nay đã không ít doanh nghiệp phải điêu đứng. Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng hơn 50 doanh nghiệp sản xuất gạch Ceramic nhưng trong số đó chỉ có hơn 10 doanh nghiệp có quy mô tương đối khá với năng lực sản xuất từ 7 - 10 triệu m2/ năm.

Trong cuộc chiến về giá cả, lợi thế luôn nghiêng về các doanh nghiệp lớn. Do tận dụng được cơ sở hạ tầng có sẵn cộng với sức mạnh về tài chính nên suất đầu tư cho một m2 gạch ốp lát bình quân của họ bình quân chỉ khoảng 2 USD trở lại. Nhưng với những cơ sở nhỏ muốn có một m2 gạch ốp lát họ phải chi ra từ 2,5 – 3 USD, thậm chí có doanh nghiệp có suất đầu tư lên đến hơn 4 USD.

Thêm vào đó trình độ tay nghề của công nhân ở những doanh nghiệp nhỏ mới vào thị trường này cũn kộm, chưa có kinh nghiệm, không đủ khả năng tiếp thu và vận hành tốt những dây truyền thiết bị hiện đại nên chất lượng sản phẩm làm ra kộm. Cú ớt dây chuyền công nghệ nên mẫu mã, chủng loại sản phẩm còn hạn chế, điều này càng khiến cho sản phẩm của các công ty này ngày càng khó tiêu thụ dẫn đến tình trạng ế thừa sản phẩm ngày càng tăng cao. Bên cạnh đú thỡ cỏc công ty, các tập đoàn sản xuất lớn nhờ có lợi thế về giá cả, chất lượng sản phẩm nên ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường gạch Ceramic như: Công ty Gạch Đồng Tâm, Công ty gạch Hà Nội (Vigalacera), Prime Group… Vì vậy, dù diễn biến thị trường trong năm qua không mấy thuận lợi, tình hình tiêu thụ của các doanh nghiệp lớn vẫn ổn định, thậm chí một số đơn vị phải đầu tư mở rộng sản xuất

để có đủ sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Không chỉ ở thị trường trong nước, sản phẩm của họ còn xuất khẩu được đi nhiều nước trong khu vực với tổng kim ngạch trên 40 tỷ USD. Đây là mức xuất khẩu kỷ lục của ngành, đồng thời nó cho thấy gạch ốp lát của những công ty lớn bắt đầu có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thị trường gạch ceramic đó bóo hoà, nhưng xu hướng đầu tư vào ngành này chưa dừng lại, do một số doanh nghiệp đang ăn nên làm ra vẫn đang muốn mở rộng năng lực sản xuất của mình. Do đó mức độ cạnh tranh của thị trường này sẽ ngày càng trở nên gay gắt hơn trong những năm tới. Các doanh nghiệp nhỏ làm ăn không hiệu quả sẽ gặp không ít khó khăn trong thời gian tới. Nhất là khi Việt Nam đã ra nhập WTO, thực hiện các cam kết đã ký, việc miễn giảm thuế đối với nhiều mặt hàng trong đó cú cỏc mặt hàng vật liệu xây dựng sẽ khiến cho sản phẩm của các nước khác tràn ngập vào thị trường Việt Nam. Khó khăn chồng chất khó khăn, nếu không có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp lại với nhau thì nguy cơ thất bại của các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam là không tránh khỏi.

1.2. Vấn đề trọng tõm trong chiến lược thị trường của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Chiến lược thị trường gạch Ceramic của công ty TNHH Vĩnh Phúc (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w