Một số kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy các điệu“Khắp”

Một phần của tài liệu tìm hiểu về “khắp” của người thái ở huyện mường la (Trang 101 - 107)

- Khắp tả nổ tản mặc (hát tán tỉnh)

3.2. Một số kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy các điệu“Khắp”

của người Thái ở Mường La

Tính sơ bộ, hiện nay đã có hơn mười làn điệu dân ca Thái, trong đó có làn điệu là đặc hữu của Mường La. Khơng những thế chính làn điệu này,

sau này thế hệ con cháu tiếp thu những tinh hoa văn hóa phát triển thêm nhiều bài thơ, bài “khắp” mới biểu lộ nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, lứa tuổi khác nhau làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của dân tộc mình và để bảo tồn giá trị văn hóa tốt đẹp đó. Nhưng ngày nay do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, qua năm tháng “khắp” Thái ít nhiều khơng cịn được mượt mà sâu lắng nữa mà đã dần bị mai một và pha trộn. Đáng buồn hơn, là người Thái, thế hệ trẻ bây giờ phần lớn không hiểu được nhiều về những làn điệu của dân tộc mình. Từ thực tiễn của “khắp” trong xu thế phát triển đất nước hiện nay, để bảo tồn và phát huy “khắp” của người Thái ở Mường La theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 khóa 8 về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” nhằm khơi dậy, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc, cần thực hiện các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, Nhà nước cần có chính sách để bảo tồn điệu “khắp” của dân

tộc Thái ở Mường La, quan tâm, tạo điều kiện để đồng bào Thái giữ gìn và phát triển nền văn hố riêng của mình thơng qua việc tạo ra các phương tiện, chương trình hiện đại cho họ phát huy bản sắc dân tộc mình, như Luật di sản văn hố quy định “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ

chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hoá phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”.5 Thực tế cho thấy, cùng với cộng đồng, sự hỗ trợ của

Nhà nước đã tiếp thêm sức sống cho nghệ thuật của các dân tộc thiểu số. Sự chung tay của Nhà nước và cộng đồng trong việc chấn hưng âm nhạc truyền thống đã tạo nên nền tảng bền vững cho công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy vốn di sản âm nhạc của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và người Thái ở Mường La nói riêng trong đời sống xã hội đương đại.

Thứ hai, cần truyền dạy niềm say mê hát “khắp”, các làn điệu và bài

“khắp” cho lớp trẻ để họ là những thế hệ tiếp nối giữ gìn điệu “khắp”, giữ hồn dân ca Thái.

Thứ ba, đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu, sưu tầm, và có kế

hoạch bảo tồn, phát huy “khắp”

Thứ tư, đưa nội dung mới và công nghệ hiện đại vào các điệu khắp cho

phù hợp với nền văn hóa mới, song những nội dung đó phải thể hiện trên cơ sở hình thức mang tính dân tộc, khơng làm mất đi bản sắc dân tộc.

Thứ năm, thành lập các thành lập các câu lạc bộ "khắp" và các đội văn

nghệ nhằm duy trì “khắp” trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và tham gia các liên hoan văn nghệ trong và ngoài tỉnh để quảng bá rộng rãi những điệu“khắp”.

Thứ sáu, cần có chính sách ưu đãi đối với những nghệ nhân “khắp” tạo

điều kiện cho họ phát huy tài năng của mình đồng thời cán bộ quản lý văn hóa cần có trách nhiệm phát hiện, bồi dưỡng những tài năng văn hóa nghệ thuật.

Nhìn chung, bảo tồn và phát huy “khắp” là một vấn đề không đơn giản về cả phương diện lý luận và thực tiễn. Có thể bàn đến nhiều biện pháp với cách làm khác nhau. Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng một trong những biện pháp quan trọng là làm sao cho những vốn âm nhạc cổ truyền được lưu giữ

trong đời sống văn hóa của cộng đồng bằng các hoạt động của người dân tộc, già cũng như trẻ, thì mới khơng xảy ra sự đứt mạch truyền thống.

KẾT LUẬN

Mường La, quê hương của người Thái cần mẫn và giàu tình cảm. Nơi đây có một nền nghệ thuật độc đáo, phong phú và đa dạng với những truyện truyền miệng từ lâu đời được ghi lại như Xống chụ xon xao (Tiễn dặn người yêu), Khun Lú nàng Ủa (Chàng Lú nàng Ủa)… những điệu xòe làm say

đắm lòng người và thêm cả những làn điệu “khắp” là dòng chảy tha thiết, mượt mà, sâu lắng phản ánh tâm tư tình cảm của con người trong hồn cảnh xã hội xưa.

“Khắp” của người Thái ở Mường La có rất nhiếu làn điệu và chủ yếu nằm trong dạng hát thơ. Đó là tiếng nói tâm hồn của một tộc người có chung một ngôn ngữ, một phong tục, một tâm lý, một tín ngưỡng và một mơi trường sống. Dõi theo các hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian này, ta thấy “khắp” có mặt trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động sản xuất vật chất và đời sống tinh thần của con người. Ứng với mỗi lĩnh vực, đồng bào Thái sáng tạo ra những làn điệu phục vụ cho từng chủ đề cụ thể, thể hiện tình cảm, khát vọng của con người trong cảnh quan và không gian tinh thần của mỗi lĩnh vực khác nhau: đó là làn điệu “khắp xư” để hát những bài thơ, là làn điệu “khắp ú u nọi” đưa con vào giấc ngủ nồng say, hay làn điệu “khắp báo xao” cho tình u đơi lứa, “khắp một lão” đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người... Trong nội bộ của mỗi thành phần đó lại có sự phát triển phong phú về thể loại và loại hình được thể hiện trong môi trường diễn xướng và phương thức diễn xướng khác nhau, như làn điệu “khắp xư” có làn điệu “khắp xư Táy Pú Xấc” (kể về bước đường chinh chiến của cha ông), “khắp xư toi căn” (hát thơ đồng thanh, dùng cho các em nhỏ)… hay “khắp báo xao” có những thể loại về nội dung như: “Quãm Xcók – xken (hát thách đố ), Khắp tản ổ tản mặc (hát tán tỉnh)… Mỗi thể

loại và loại hình lại vừa mang tính thống nhất cao lại vừa phong phú các sắc thái địa phương. Vậy đây là một loại âm nhạc mang tính bản sắc dân tộc đậm đà, có đặc trưng thống nhất trong đa dạng.

Mặc dầu “khắp” được sáng tạo ra để đáp ứng chức năng xã hội của các sinh hoạt âm nhạc, nhưng nó cũng thể hiện tài năng âm nhạc của đồng bào. Vì vậy, “khắp” đã đạt đến một chất lượng nghệ thuật cao, điều này được thể hiện ở sự cân bằng và đồng bộ giữa lời, làn điệu và nhạc cụ đệm.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử tồn tại và thấm đẫm trong tâm hồn mỗi con người Thái, “khắp”trở thành chiếc cầu nối vững chắc, là chất keo gắn kết con người với con người và đóng góp sự phong phú, đa dạng vào sự phát triển âm nhạc Thái và âm nhạc chung của cả nước.

Ngày nay trong hồn cảnh đất nước tiến vào thời kỳ cơng nghiệp hoá, hiện đại hố, điều kiện kinh tế xã hội đang có những biến chuyển lớn lao. Mặt khác, các hình thức sinh hoạt nghệ thuật của dân tộc khác được phát triển và điều chỉnh theo xu thế hiện đại đang xâm nhập vào xã hội Thái. Trong khi đó các hình thức sinh hoạt âm nhạc và các làn điệu hát cổ truyền Thái vốn được sinh ra để đáp ứng cho một xã hội nông nghiệp, tự cấp tự túc sẽ khơng cịn phù hợp nên rất dễ bị mai một và lãng quên

Là sinh viên đang theo học chun ngành Văn hóa dân tộc thiểu số, dù khơng phải là con em của đồng bào dân tộc Thái nhưng niềm tự hào về một dân tộc giàu truyền thống văn hóa đã thơi thúc tơi nhận thấy cần phải có trách nhiệm gìn giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số trong đó có “khắp”. Và hơn ai hết, mỗi cá nhân, tập thể và cộng đồng người Thái cần phải có tình u, trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ, quảng bá và phát huy “khắp”, tạo ra chiếc cầu nối để “khắp” có sức sống trường tồn mãi với lịch sử của dân tộc, đồng thời tỏa rộng ra ngoài phạm vi đời sống người Thái, trở thành tài sản văn hóa chung của đất nước, của lồi

người. Bởi vì văn hố nói chung, và “khắp” nói riêng là những "thực thể sống", là một bộ phận khơng thể tách khỏi đời sống tồn vẹn của con người./.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về “khắp” của người thái ở huyện mường la (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w