- Khắp tả nổ tản mặc (hát tán tỉnh)
2.2.7. Khắp hạn khuống (hát trên sàn sân)
Hạn khuống là một hình thức sinh hoạt văn nghệ độc đáo của người Thái nói chung và người Thái đen ở Mường La nói riêng. Trên chiếc sàn nứa giữa bản, trai gái vui chơi thâu đêm, không kể mùa kể tháng. Xống chụ
xon xao (Tiễn dặn người yêu) có những câu phản ánh rõ hiện tượng này: Váy bay má lẹo men
Tản kén thỏi lại căm ven xương
Xoong háu chẳng dú khuống tạu cáy khăn Pá láng phăn mửa xú hươn bươn chọi ….
Phôn báu tốc nhá hẩu khuống háu xảu
Phạ báu xảu nhá hẩu khuống hẩu mong péng ơi!
Lời dịch:
Chuyện nối chuyện mau qua Đêm tiếp đêm mặn mà
Đôi ta ngồi khuống tận khi gà gáy Đeo mộng về nhà lúc xế vừng trăng ….
Trời không buồn đừng lỡ bỏ không sàn quạnh em ơi ! 4
Trong thực tế, sinh hoạt hạn khuống diễn ra liên tục từ mùa thu năm trước đến mùa xuân năm sau. Thành viên của hạn khuống có tổn khuống (tức người đứng đầu) và các xao lắc xáy (các hội viên). Mọi thành viên nam nữ trong bản, hoặc khách xa tới thăm đều vui chơi tại đây. Các cụ già cũng thường tới hạn khuống kể chuyện cổ tích và hướng dẫn con cháu hát vui và làm mọi công việc trên sàn. Nội dung hát hạn khuống gắn liền với các bước tiếp xúc của khách với các thành viên khi bước lên sàn, bao gồm các bài hát xin thang, xin điếu, xin ghế ngồi… Ngồi ra, cịn nhiều bài hát khác với nội dung vui chơi, đối đáp trữ tình ca ngợi thiên nhiên, cổ vũ tinh thần yêu lao động, đề cao tính trung thực, khuyên làm điều lành, tránh cái ác, nói về tình u nam nữ…
Có thể nói, hạn khuống là cái nơi của văn nghệ dân gian Thái trước cách mạng Tháng Tám. Phổ biến tới đơn vị bản, cái nôi này là nơi truyền đạt, tập dượt, rèn luyện kiến thức, kỹ năng văn nghệ dân gian cùng với những am hiểu khác về phép xã giao, xử thế đối với lứa tuổi mới bước vào đời. Tuy nhiên, nơi dung dưỡng nền văn nghệ dân gian cổ truyền này, dù sao cũng chỉ hạn chế trong một vng sàn nhỏ hẹp và nó đã khơng thể tồn tại qua những biến động lớn của thời đại, của xã hội. Quan hệ xã hội mới từ sau cách mạng tháng Tám đã tạo ra trào lưu văn hóa mới với nhiều hạt nhân mới, trong đó có những nghệ nhân dân gian, khiến cho sinh hoạt Hạn khuống ngày càng hiếm hoặc đã biến đổi, không giữ được nét đẹp hoang sơ, hồn nhiên của nó nữa. Thiết nghĩ, đó cũng là vấn đề đặt ra cho những người làm công tác văn hóa.