- Khắp tả nổ tản mặc (hát tán tỉnh)
3.1.1. “Khắp” một sinh hoạt văn hóa truyền thống thể hiện những
nét bản sắc văn hóa Thái
∗ “Khắp”- một trong những cơ sở thể hiện tính cách Thái, văn hóa
Thái
“Khắp” đã hình thành ngót ngàn năm nay, khi xã hội Thái đã định hình xã hội bản mường (xã hội tiền phong kiến). Xã hội bản mường phát triển thì khắp cũng được mở rộng và phong phú thêm để phục vụ cho sự phát triển đó. Mới đầu chỉ những lời thơ mộc mạc xen kẽ với văn vần để nêu lên các sự kiện lịch sử. Tiếp đến là những vần thơ trơn tru hơn để ca ngợi những người anh hùng đã có cơng xây dựng nên xã hội Thái. Sau đó là thời kỳ dài hình thành các bản tình ca và thiên tình sử. Thời kỳ này đã nở rộ phong trào thơ hoá các cốt truyện. Các câu chuyện dân gian, thần thoại đã được nhiều tác giả dân gian sáng tác thành các tác phẩm thơ ca nổi tiếng như Khun Lú Nàng Ủa, Ý Nọi Nàng Xưa, Hiên Hom, Tong Đón Ăm Ca, Xơng Ca Xi Cay... Thậm chí nhiều tác phẩm của các dân tộc khác như Trung Quốc, Lào,
Thái Lan... cũng được các tác giả dân gian Thái thơ hoá như: Trang nguyên (Việt), Linh Y, Xan Lương – Inh Lai (Trung), Ca đơng (Thailand)…
Có thể nhận xét: được hình thành trong đời sống cộng đồng và lưu truyền bằng hình thức truyền khẩu, “khắp” mang đậm tâm tư, tình cảm, nếp sống, nếp nghĩ của người Thái trong xã hội xưa..Thời gian trơi qua, có
những giá trị cũ trong truyền thống bị thay thế hoặc biến đổi cho phù hợp với hoàn cảnh mới, song “khắp” vẫn thắm thiết, ngọt ngào những tình cảm chân thật của những con người miền núi. “Khắp”, như những tư tưởng triết học, là cái nhìn sâu sắc của người dân Thái trước hiện thực khách quan và đời sống tâm tình của con người. Bởi vậy mà trong vùng Mường La trước kia hầu hết ai cũng biết “khắp”, bởi “khắp” mới thể hiện được tình cảm và cái tài đối đáp, họ hát khi lao động sản xuất trên nương, dưới ruộng, hát khi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của nhau. Đó là sản phẩm văn hóa tinh thần của nhân dân mang nhiều sắc thái về tâm lý, tình cảm cổ truyền của một tộc người, góp phần làm văn hóa Việt Nam rực rỡ hơn.
∗ Giá trị cố kết cộng đồng
Là cư dân nơng nghiệp, người Thái ở Mường La thường tìm đến sinh sống cộng đồng thành bản gần nguồn nước ven sông, suối, định cư khá bền vững ở các thung lũng trù phú dưới chân đồi với cuộc sống làm lúa nước và phát nương làm rẫy, làm nghề rừng. Vì vậy người Thái có truyền thống cố kết cộng đồng rất cao. Chính nhờ sự đồn kết cưu mang của cả cộng đồng mà người Thái vượt qua được bao thăng trầm vất vả, cơ cực cũng như đói khổ.
Người Thái có nhiều phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp là cơ sở để gắn kết cộng đồng: thơ, những lễ hội, những điệu xòe… và phải kể đến những làn điệu “khắp”. Cuộc sống lao động đã hình thành nên một trong những nét đẹp truyền thống là “khắp”.
Người Thái ở Mường La cũng như người Thái ở khắp vùng Tây Bắc, luôn coi “khắp” là máu thịt, là tinh thần, gắn liền với sự hình thành và phát triển của cộng đồng từ thời xa xưa cho đến tận ngày nay.“Khắp” là một hình thái sinh hoạt văn hóa mà nhân dân vừa là người sáng tác nên những lời ca, vừa là “diễn viên” trình bày lời ca đó. Sáng tác, diễn xướng và lưu truyền ln tồn tại đồng thời, chính vì thế, dân ca khơng bao giờ lạc hậu khi tình cảm con người, những nếp sống và nếp nghĩ có thay đổi. Với một dân tộc, yêu tiếng hát như người Thái thì dân ca chính là chất keo gắn kết cộng đồng lại với nhau. Người Thái coi tiếng hát là lời chào và là cớ để bắt quen… Chính vì đặc thù mang tính cộng đồng nên “khắp” Thái có chức năng nâng đỡ, khích lệ tinh thần con người, giúp bà con bản làng vượt qua khó khăn, hoạn nạn và có thêm sức mạnh để xây dựng cuộc sống mới với tinh thần thương yêu, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Qua năm tháng của cuộc sinh tồn, “khắp” như chất vữa vững chắc xây dựng nên tình đồn kết cộng đồng Thái.