Là điệu riêng để hát kể chuyện sử thi Chương Han. Hiện nay rất ít người cịn biết hát điệu này mặc dù tác phẩm Chương Han vẫn còn được lưu giữ tương đối nhiều trên sách Thái cổ cho đến hiện nay.
Sử thi Chương Han kể về những chiến tích của người anh hùng tên là Chương. Chàng Chương đã dũng cảm tiêu diệt quân xâm lược, cứu mường láng giềng và mường của mình. Nhưng qn địch q đơng và được vị thần thợ rèn trên trời là Then Ló giúp đỡ. Then Ló đã nhặt xác chết của lính địch, cho vào lị rèn đúc làm cho sống lại. Vì thế qn địch khơng bao giờ hết quân. Và cuối cùng anh em Chương và Khuýnh đã chết đuối trong biển máu của giặc. Linh hồn của Chương và Khuýnh tiếp tục lãnh đạo các linh hồn chết trận của mình bay lên đánh tan cả mười hai mường trời. Mười hai vị Then trên trời đành phải xin với Then Lng để giảng hồ, chia đất chon Chương thành lập mường thứ mười ba. Điều này trái với quan niệm của người Thái là chỉ có mười hai mường trời, mỗi mường do một Then cai trị. Có lẽ vì thế nên tầng lớp quý tộc người Thái đã cấm hát Chương Han, làm cho điệu hát này bị mai một đi nhiều. Sau đây là một đoạn của làn điệu “khắp Chương” .
Lời dịch:
Chương chết biến lên cõi trời
Gà mái chẳng bao giờ biết đeo kiếm cùng đi Từ mặt đất đã rừng rực lửa cháy
Chiếm lấy đầu các Then, rồi ung ung ngồi uống rượu.
2.2.2. Khắp chiêu (hát ứng tác)
“Khắp chiêu” là điệu hát ứng tác hay hát gọi. Nó được sử dụng trong nhiều hình thức sinh hoạt âm nhạc như các dịp vui gặp gỡ, trong hát giã gạo, trong vòng xoè tập thể, trong tiệc tùng, các cuộc liên hoan văn nghệ ngày nay, đơi khi cịn dùng trong cả nghi lễ… Nhạc điệu của “khắp chiêu” cũng gần giống khắp xư, vui, trong sáng, nhưng có cấu trúc hát khác: Mở đầu mỗi khổ hát có đoạn “au hua” (đoạn mở đầu), tiếp sau là hát ngân nga từ 1 đến 3 câu và kết thúc mỗi khổ hát lại có đoạn “au hang” (đoạn nhạc đóng). Người hát hát hết một khổ, tập thể sẽ hát nhắc lại đoạn “au hang” để hưởng ứng gọi là “xương”. Sau đó người hát mới hát sang khổ tiếp theo. Điệu “khắp” này phổ biến ở cả 4 vùng Thái đen của Sơn La, nhưng mỗi vùng lại có điệu hát riêng. Mường La, Mường Mụa hát giống nhau, Mường Muổi thì gần giống Mường La nhưng đoạn au hua, au hang thì có giai điệu khác hẳn. Riêng Mường Vạt thì khác cả phần nội dung vì điệu nói của họ khác với 3 nhóm trên.
Cấu trúc của câu “khắp chiêu” Mường La như sau: Đoạn đầu (au hua) bao giờ cũng có đoạn:
Đoạn kết thúc (au hang) thì sẽ có 2 trường hợp: lên hoặc xuống giọng.
Nếu người hát kết thúc lên giọng thì người xương cũng sẽ xương theo kiểu lên giọng:
Khi người hát kết thúc bằng xuống giọng thì người xương cũng xương theo kiểu xuống giọng:
“Khắp chiêu” lại gồm nhiều làn điệu khác nhau tuỳ mục đích và ngữ cảnh. Sau đây là một số làn điệu phổ biến của Mường La: