- Khắp tả nổ tản mặc (hát tán tỉnh)
2.3.1. Các thể thơ và vần điệu thơ Thá
Thể thơ Thái bao gồm các thể thơ từ đơn giản đến phức tạp, từ ít chữ đến nhiều chữ ,từ hai ba chữ đến bảy tám chữ hoặc nhiều hơn nữa. Có thể độc lâp về số chữ, nhưng cũng có thể pha trộn. Có thể nghiêm ngặt về luật thơ, có thể tự do phá vần, phá luật. Như vậy về thể thơ, thơ Thái đã phát triển mạnh mẽ và khá hồn chỉnh.
Trong đó các thể từ bốn chữ trở xuống ít ngâm hát được. Đó là các bài vè, tấu, đồng dao, câu đố. Thể thơ chính thống có thể ngâm hát được là từ năm chữ trở lên, trong đó thể bảy chữ là trụ cột chính của nền thơ Thái. Tuy
vây, các bài hát đơi khi cũng có pha trộn những câu ba bốn chữ vào để ngâm hát cho phá thế đơn điệu. Sau đây là một số thể phổ biến trong thơ Thái:
- Thể hai chữ: Là những bài vè thường phổ biến trong đồng dao như
các bài Pặt vĩ (Phẩy quạt), Tép xép tẻm pan (Vẽ dấu)... Các bài vè này thường hay dùng trong trị chơi bói tương lai của trẻ em. Sau đây là bài Pặt vĩ làm ví dụ:
Pặt vĩ Phẩy quạt Ti cọng Đánh chiêng Ti cong Đánh cồng Năng chặc Ngồi lái Năng chõng Ngồi ngai Án khong Đếm của Kin lảu Uống rượu Xắc tạu Chống gậy Khảu đon Vào khu (rừng) Nõn heo Ngủ mồ
Éo Tạo Quấy Tạo Nõn nãng Ngủ nàng ...
Ở bài này ta thấy ngay tính tự do trong gieo vần: Cách gieo vần chủ yếu là: chữ đầu câu sau vần với chữ cuối câu trước:
Pặt vĩ Xắc tạu Ti cọng Khảu đon
Nõn heo Éo Tạo
Nhưng như thế mãi nó cũng đơn điệu, nên thỉnh thoảng người ta phải chuyển cách gieo vần khác đi là: từ cuối của câu sau vần với từ cuối của câu trước.
Năng chõng Kin lảu Án khong Xắc tạu
Thậm chí có lúc cịn phá vần (khơng cần vần) nhưng vẫn đảm bảo được tính thơ của nó. Vì thế vè dễ sáng tác và có thể kéo dài vơ tận.
- Thể ba chữ: Cũng phổ biến trong đồng dao, trong các bài thơ biến thể
tự do. Số bài thơ sử dụng thể ba chữ khá phổ biến, nhưng thuần tuý ba chữ thì cũng khơng nhiều. Thể lại ba chữ điển hình nhất là bài Nặp đao (Đếm sao), bài Tói tu xao (Gõ cửa cơ gái).
Nặp đao Đếm sao
Nưng đuông đao Một ơng sao
Xão đng đí Hai chục ơng lấp lánh Xí pá nhả Bốn bãi cỏ
Hả pá pẹt Năm bãi cỏ may Pét lạu khảu Tám bịch thóc
Cảu đon xãi Chín bãi cát
Quãi me lụk Trâu mẹ con Cụk po mạ Bờm ngựa đực
Xạ pa khao Rổ cá bạc Nưng đuông đao... Một ông sao... Tói tu xao Gõ cửa cô gái Phắc cáy cỏm Rau gà trọi Phắc cáy ca Rau gà đen Pha tu hắc Cánh cử gẫy
Khay tu é Mở cửa với Me ké ơi! Bà già ơi!
Ta thấy cách gieo vần của hai bài này khác nhau. Bài Nạp đao đều đặn từ đầu câu sau vần với từ cuối câu trước, cịn bài Tói tu xao thì gieo vần khác, lúc thì từ thứ nhất, lúc thì từ thứ hai, lúc thì từ cuối vần với từ cuối của câu trên.
Nhiều bài thơ, thể ba chữ được sử dụng từng đoạn ngắn để tạo sự dồn dập cho bài thơ:
Chu pãi phương Tất mọi phương Chu mưỡng bản Mọi mường bản
Mự nị tản quãm xương hum huối. Hôm nay rộn những lời thân thương đầm ấm.
Tảu toi minh? Đi cùng mình?
Lính toi n? Xi cùng ta?
Lính chn toi lả xữ lễ? Xuôi mãi cùng ta nhé? Đức mã lỏ, Khuya lắm rồi,
Đứn mã lỏ, Khoắt lắm rồi,
Đức đứn lẹo cáy khẻ tứn khăn. Khuya khoắt rồi gà gô dậy gáy.
Thể ba chữ nhờ tiếng dồn dập như tiếng trống báo động, nó đã đi vào thơ Thái miêu tả các cảnh thúc giục, hối hả rất đạt về mặt nghệ thuật. Ta có thể tìm thấy rất nhiều ví dụ như thế trong thơ Thái xưa và nay.
- Thể bốn chữ: Điển hình nhất trong thể này là bài đồng dao Xáu chẳm mững xột (Ta chấm mày húp):
Xáu chẳm mững xột Ta chấm mày húp
Tốt ók mững đơm Dắm ra mày ngửi Lẵm cơm mững đúp Khúc trịn mày mút
Cúp nọi mững tữ Nón nhỏ mày đội
Khữ nhữ mững pua Hen suyễn mày mang Khua nọi mững táy Cầu nhỏ mày đi
Khỉ cáy mững kin Cứt gà mày chén Khong min mững chẳm Của thối mày xơi Nặm mẳm mững xột Mắm thối mày húp Tốt ók mững đơm... Dắm ra mày ngửi...
Từ đầu hoặc từ thứ hai câu sau vần với từ cuối câu trước, hai cách này lần lượt thay thế nhau cho đỡ đơn điệu. Thơ bốn chữ cũng có biến thể nhưng ít gặp hơn. Chẳng hạn như bài đồng dao Tảu tảu num num (Vào vào
ra ra):
Tảu tảu num num Tảu tảu num num Khảu khảu ók ók Vào vào ra ra Nộc chók sảy lãi Chim sẻ lòng vằn Nhinh trãi xai dọi Gái trai thành dây
É đảy phủ nọi chọi nọi chít, hặp au! Muốn bắt đứa bé tí bé ti, chộp lấy É đảy phủ nọi chọi nọi chít, hặp au! Muốn bắt đứa bé tí bé ti,
chộp lấy!
Thể thơ bốn chữ đóng vai trị rất đặc biệt trong việc hình thành các thành ngữ Thái. Người Thái có thói quen nói vần vè bốn chữ một, biểu hiện một ý chung, một khái niệm chung như các câu sau đây:
Nặm lay phãy ték Nước trơi lửa cháy Khửn pũ lỗng lính Lên núi xuống non
Pák vạu khảu cha Nói năng bàn bạc Lẵm cỗn tôn phủ Vóc hình tâm tính
Khảu lạp cáp bau Thóc lép vỏ xẹp Khỉ hột tốt hạt Bụng dạ hay đau
Tứk lák khạk khịak Đánh động vang tiếng Thí hãnh pãnh ca Tính đắt tiếc sức
Thảu ké mẳn dữn Sống lâu già lão
Pay lạ mã đai Đi không về không Tánh lẵm tẵm lửa Sắm sang diện mã
...
Thực tế nó đã trở thành câu nói cửa miệng trong nhân dân, nó có vần vè nhưng rất gần gũi với thoại ngữ.
- Thể năm chữ: Thể năm chữ đã bắt đầu đứng vững trong nền thơ ca
Thái, cả trong đồng dao, ca dao và thơ hát. Với thơ năm chữ là có thể hát ngâm được. Tuy vậy nếu chỉ thuần tuý thơ năm chữ thì rất khó hát ngâm mà cần phải kết hợp với các câu thơ thể bảy chữ trở lên (nhiều khi cả thể thơ ba chữ nữa).
Trong thể này, có bài chỉ đọc lên như vè, như:
Phãy mảy pá Lửa cháy rừng
Phãy mảy pá lãm loi Lửa cháy lan rừng loi Phãy mảy moi phủ chạ Lửa cháy lông anh đần Phãy mảy mạ bả lĩnh Lửa cháy ngựa thằng khỉ Lĩnh nghĩn tộc lĩnh hảy Khỉ thấy cực khỉ khóc Lĩnh bék mạy xong lẵm Khỉ vác bó hai cây Lĩnh ơm hăm xong kén Khỉ ngậm dái hai hòn Lĩnh xén cỏm pha hay Khỉ xén tóc vung nồi
Lĩnh hua chị bẳn neo Khỉ đầu chỉ bãi đái
Lĩnh khảu heo lĩnh tai Khỉ vào mồ khỉ chết
Nhưng cũng có bài thành bài thơ có thể đọc ngâm hoặc hát được nếu thêm các từ phụ. Ở đây giọng điệu, từ ngữ trong bài thơ năm chữ góp phần tạo cho bài thơ đó có thể hát được hay khơng? Nhưng thông thường nhất vẫn là ở dạng biến thể, thể năm chữ nếu đem hát cần kết hợp với các câu nhiều từ hơn.
Cách gieo vần của thể thơ năm chữ thật phong phú do câu thơ đã được mở rộng. Thông thường câu trước đặt vần cho câu sau ở từ cuối, còn câu sau có thể ăn vần với câu trước ở từ thứ nhất, thứ hai, thứ ba (phổ biến nhất) hoặc từ thứ năm (chưa tìm thấy gieo vần ở từ thứ tư).
Thể thơ năm chữ đã đi vào các tác phẩm thơ chính thống. Ở các bài thơ lớn, từng đoạn dài hoặc các câu biến thể chuyển tiếp ý thơ, hơi thơ, nó là thể chủ cơng và thường đi xen với thể bảy chữ, chín chữ hoặc ba chữ.
...Pay điêu hảy ha me ... Đi mình khóc nhớ mẹ
Hảy kẽm que lốc quãi Khóc cuốn quanh cọc trâu Xia tanh lãi tang nọng Địu dưa vằn làm em
Chữa khau xọng xau hưỡn Quàng dây rừng lên côt dệt cửi
dệt húk.
... Hua chộc ti lơng tỏng ... Cái cối nơi thường chạm
Hua đỏng ti lơng tăm Chiếc chày ta hay giã Me mu đăm tảư lang Con lợn đen dưới sàn
Đoạn thơ năm chữ có tính cách kể lể da diết, bùi ngùi, thân thương, vấn vương không dứt. Tác phẩm sử thi "Táy pú xớc" nổi tiếng được viết chủ yếu bằng thể thơ này.
- Thể thơ bảy chữ, chín chữ: Thể thơ nhiều chữ này là thể thơ chính,
nó được dùng trong các bài thơ vịnh cảnh hoặc các đoạn tả cảnh. Thơ bảy chữ phổ biến trong các sáng tác, các đoạn thơ dài. Thơ chín chữ khơng phổ biến lắm, nó thường là những câu được chêm vào từng đoạn cho câu thơ đỡ đơn điệu.
... Đảy khuốp khảu (xam phạ) po biến hỗi cai Vang khữa vạy dú đai pên pá
Me hóng lạ cõn mải pín pương Thơng mưa lẹo lụk trãi mả nháư Me bók hảư ón nọi mã xáo xo kin Lin tiễu khảm xen đin huối lính Kẽ bẹt họng bin khái pay mã.
... Được ba mùa lúa chín từ khi bố mất đi Để lại trên dương thế con cơi thơ bé Với mẹ đơn ở gố suốt đời
Đã tới lúc con trai nhỉnh lớn Mẹ cùng con tay dắt ăn xin Vượt qua muôn rừng rú suối sâu Chim muông hay kêu hót qua lại.
Thơ bảy chữ uyển chuyển, nhẹ nhõm, nói chuyện tâm tình rất thích hợp. Nó dùng nhiều trong các bài thơ trữ tình. Có thể nói, nó là thể thơ hồn chỉnh nhất và nó xâm nhập trong mọi lĩnh vực thơ ca của dân tộc Thái.
Trong tình ca:
... Phó hên nặm vẵng lợc chaư dắng
Phó hên nặm vẵng cắm chaư kin Phó hên xửa đăm nĩn chaư tháy Phó hên chụ kẻm máy chaư cha...
... Nhìn thấy nước vực sâu muốn đo Nhìn thấy nước vực xanh ước uống Nhìn thấy áo chàm đen ước thay Nhìn thấy má đỏ hây muốn ướm lời...
Hay được dùng trong các tác phẩm nghiêm trang và cũng được dùng trong vui chơi tuổi trẻ, hát đố:
Xính xăng tảu Nặm Bú toi pãn? Xính xăng khảu nõn van toi liếp? Xính xăng dú cng bẳng páu kẽn? Xính xăng dú đen đin páu pí? Xính xăng hảy nọng pi khon khon?
Thứ gì dạo Nặm Bú cùng mâm? Thứ gì vào ngủ ngon trên liếp? Thứ gì ngồi trong ống thổi kèn? Thứ gì ở giáp ranh thổi sáo? Thứ gì khóc chị em nỉ non?
Thể bảy chữ đã đưa thơ Thái đến độ hoàn chỉnh của nghệ thuật thơ ca, nhất là khi sử dụng nó kết hợp với các thể khác mà nó đóng vai trị nịng cốt. Xống chụ xon xao (Tiễn dặn người yêu) có câu:
Hó pú nọi lụk tan mã phák Hó mák nọi lụk tan mã mai
Xai pũ chng lính chuỗn mã kiểu lụk lả cu lẹo lo.
Gói trầu nhỏ người đem đến gửi Gói cau nhỏ người mang đến dặm
Dây uyên ương vươn dài đến cuốn con gái út ta rồi.
- Các thể thơ khác, thể hỗn hợp và mở rộng: Có thể xem thể bảy chữ là thể trụ cột của thơ ca Thái. Các thể khác (ít hay nhiều chữ hơn) là biến thể của nó.
+ Thể sáu chữ và tám chữ không gặp những bài nguyên thể. Nó chỉ là những câu xen vào các thể khác, chủ yếu là xen vào thể bảy chữ. Ngay cả việc xen kẽ này cũng hiếm những câu tám và sáu chữ, đó cũng là điều khác biệt. Trong tác phẩm dài Xống chụ xon xao (Tiễn dặn người u) chỉ tìm thấy vài câu sau:
Tí pá nhả mã nhi nhĩ nhắt Tí pá khắt mã nhĩ nhõng.
Luồn cỏ cây về từng búi Luồn rừng ké lại xôn xang.
Khuống hua pũ, mã men, khuống xao xả Khuống lả nặm, mã men khng xao phi
Sân đầu non, hố ra, sân gái Xá Sân cuối nguồn, hố ra, sân gái ma
Bók chí héo, chắng coi, chụp nặm mãi Bók chí tai, chắng coi, phãi nặm lảu
Bók chí xẩu tẹ tẹ, chắng coi, hó khăn đão Hó khăn đão, đảy xão pi, báu xảu
Đảy xíp cảu pang tạo, nhẵng chum xõ bong.
Hoa sẽ héo, hãy vảy nước tươi Hoa sắp khô, hãy lo ủ rượu nồng
Hoa sắp tàn thực sự, hãy đem gói khăn đào Bọc khăn đào, hai mươi năm khơng úa Qua mười chín đời tạo, hoa vẫn thắm tươi.
Chú ý rằng câu thơ tám chữ hay chứa cặp từ có tính chất nhấn ý, như "mã men", "chắng coi" trong hai trích đoạn trên. Đơi khi người ta bỏ qua cặp từ này và câu thơ trở thành sáu chữ.
Tuy vậy cũng có câu khơng có cặp từ nhấn ý này, chúng là câu thơ tám chữ hồn chỉnh, như "Hó khăn đão đảy xão pi báu xảu".
Thể chẵn chữ đơi khi có cả câu thơ mười chữ. Tuy hơi hiếm và thường làm nhiệm vụ chống phá sự đơn điệu của mạch thơ, nhưng có trường hợp chúng tạo được những đoạn thơ hay, diễn đạt thành cơng nhiều hình ảnh và ý thơ đẹp như nhiều đoạn trong Xống chụ xon xao.
Các câu thơ tám hoặc mười chữ cho phép hoạ nên những cảnh tượng phức tạp hơn hoặc đôi khi diễn tả được những nghịch cảnh:
Tô dú tảư, "cổm" kin mák nga nưa
Tô dú nưa, chõn chữa "hen" kin mák nga tảư
Con phía dưới, "cúi" ăn quả cành trên
Con phía trên, luồn lách "ngẩng" ăn trái cành dưới
Thực vậy, chẳng hạn như câu tám chữ, nhờ có khả năng tạo nên các nhóm: 3, 3, 2chữ; 3, 2, 3 chữ và 2, 3, 3 chữ. Do đó tạo ra khả năng phong
phú diễn đạt các tình cảm, tình tiết, tình huống mạch thơ khác nhau như đã thấy trong các trích đoạn trên.
Cũng có khi, câu thơ chẵn chữ xuất hiện chỉ một câu nhằm tạo sự "hẫng" cho người đọc, người nghe, để gây sự chú ý đến nội dung nào đó. Nhà thơ Vương Trung đã cho xuất hiện một câu mười chữ "Xiêng pák pãnh hom hương hom hưỡng nhương chaư chải" trong tác phẩm Inh Éng của mình rất nghệ thuật.
+ Thể hỗn hợp: Từ thể bảy chữ trở lên, hiếm thấy những bài thuần tuý một thể thơ. Thông thường hay pha trộn các thể ba, năm, bảy, chín chữ; xen kẽ từng cặp hoặc lẫn lộn. Thể hỗn hợp là xu thế phát triển hiện nay của thơ Thái. Nó biểu hiện rõ tính cách tự do phóng khống của thơ Thái. Thiên hướng chung của thơ ca Thái là ít chịu gị bó trong khn khổ chật hẹp của luật thơ. Có lẽ, vì vậy mà nhiều người Thái biết làm thơ.
... Đảy pên đải phẳn cộp, báu mĩ chỡ khát
Đảy pên đải phẳn cạt, báu mĩ chỡ khin Đảy pên phua cánh mĩa, báu mĩ chỡ hại Chí đảy nghĩn mn ban kháng
Chí đảy nghĩn sáng ban phơng
Then pơng hảư pên cu, pék chí báu mĩ chỡ thảu.
Được nên tơ bện gộp, không bao giờ đứt Được nên tơ bện kép, chẳng bao giờ rời
Được nên vợ nên chồng, sẽ chẳng bao giờ ân hận Sẽ chỉ thấy vui ban nở
Sẽ chỉ thấy thống ban lộc
Từ chín chữ hạ xuống đơi câu sáu chữ rồi lại vươn dài ra.
+ Thể mở rộng: Như đoạn thơ vừa trích, người ta có thể vươn rộng ra như sau:
... (Khuôn hã cọ pháư to)
Đảy pên đải phẳn cộp (chí) báu mĩ chỡ khát Đảy pên đải phẳn cát (chí) báu mĩ chơ khin
(Xong hãu) đảy pên phua cáng mĩa (pék xưỡng chí) báu mĩ chỡ hại (Khn hã chắng) đảy nghĩn muôn (nẳng) ban kháng
Đảy nghĩn sáng (nẳng) ban phông
Then pơng hảư pên cu (cánh đơi) pék xưỡng chí báu mĩ chỡ thảu (tẹ nã).
Những chữ trong ngoặc là nhữn chữ mở rộng. Xét về mặt thể thơ thì những chữ ấy có thể bỏ đi mà khơng ảnh hưởng gì, nhưng nếu ngâm hát thì những chữ mở rộng đó lại rất cần thiết.
Có khi mở đầu là một đoạn mang tính trạng ngữ chỉ thời gian như:
(Pặt mã khãy nãy hữ, phủ khuôn hã cọ nhẵng đảy) Cộp pãnh nẳng khuống củ
Cộp chụ nẳng khuống phãy.
(Trở lại giờ đây, hồn ta mới được) Gặp em trên sân ấm
Gặp nàng bên sân lửa.
Thực ra những từ đó thừa có thể bỏ ra khỏi câu thơ mà ý thơ vẫn đủ. Nhưng như thế khi hát sẽ thấy thơ cộc lốc nên người ta cũng hay viết vào các truyện thơ dài. Thể mở rộng khơng có nghĩa là rườm rà mà nó giúp cho