- Khắp tả nổ tản mặc (hát tán tỉnh)
3.1.2. “Khắp” với việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở vùng người Thái Mường La
người Thái Mường La
Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước. Trong những giai đoạn lịch sử cách mạng trước đây, vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đã có sự quan tâm nhất định, nhưng nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới. Bước vào thời kỳ phát triển kinh tế thị trường, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ giữa dân tộc và quốc tế, tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng và văn minh, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cần được nhận thức một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Ở Mường La- một huyện miền núi trong quá trình
chuyển mình phát triển cùng với sự phát triển chung của đất nước, hòa nhập với khu vực và quốc tế, điều này lại càng có ý nghĩa quan trọng. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động văn hóa hiện nay là phát huy vai trị của văn hóa ở cấp cơ sở bản, làng, làm cho văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần, là động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nước Việt Nam.
Góp phần vào mục tiêu đó, bên cạnh việc tập trung xây dựng các bản, làng văn hóa, trường học thân thiện… thì việc xây dựng các đội văn nghệ, các thiết chế văn hóa phục vụ đời sống của nhân dân ở Mường La cũng đóng góp một phần khơng nhỏ mà cơ sở để xây dựng nên nó chính là những điệu “khắp”.
Trong năm 2009, kết hợp với nguồn vốn chương trình 135, huyện đã xây dựng được nhiều nhà văn hóa tại các bản như: bản Pá Xá Hồng (Chiềng Ân) và bản Ái Ngựa (Hua Trai); nhà văn hoá tại bản Búng Cuổng, Huổi Muôn, Hua Nà (Mường Trai), Nong Buôi (Mường Chùm); cũng trong năm 2009, bằng các nguồn vốn khác, huyện đã xây dựng và đưa vào sử dụng 7 nhà văn hoá tại các bản: Co Tịng (Mường Chùm), Đơng Luông, bản Ngoạng (Mường Bú), bản Cang (Pi Tong), bản Hốc, Hua Nặm, bản Bâu (Nặm Păm).
Hiện nay Mường La đã thành lập mới 11 đội văn nghệ, củng cố lại 15 đội văn nghệ, nâng tổng số đội văn nghệ toàn huyện lên 161 đội (32 đội khối cơ quan, trường học, 129 đội văn nghệ các bản.
Các đội văn nghệ biểu diễn “khắp”vào các dịp lễ, tết và ngày hội của huyện và tham gia hội diễn văn nghệ quần chúng được tổ chức theo định kỳ hàng năm. Thành viên của các đội văn nghệ thường là những hạt nhân ở cơ sở, những nịng cốt văn nghệ tiêu biểu có khả năng hát và múa tốt để tham gia tại các liên hoan văn nghệ trong và ngồi tỉnh. Chính điều đó đã khơi
dậy những tinh hoa văn hóa của dân tộc Thái, tạo ra phong trào xây dựng, phát triển văn hóa, văn nghệ rộng khắp, làm cho đời sống tinh thần của người dân được nâng cao, giúp đồng bào lựa chọn những yếu tố tiến bộ, phù hợp bảo tồn, phát huy, nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa, đẩy lùi những hủ tục tồn tại trong đời sống, góp phần thực hiện phong trào đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.. Đồng thời đó cịn là chiếc nơi trao truyền những điệu “khắp”đến thế hệ mai sau nhằm bảo tồn vốn văn nghệ dân gian đặc sắc của người Thái ở Mường La.
Ngày nay, khắp huyện Mường La, ở đâu có người Thái sinh sống, là ở đó tháng năm vẫn vang lên điệu “khắp” đầy thương, đầy nhớ như để khẳng định sức sống trường tồn của những điệu “khắp” trên mảnh đất trắng vùng hoa ban.