- Khắp tả nổ tản mặc (hát tán tỉnh)
3.1.3. “Khắp” đóng góp vào sự phát triển nền thanh nhạc Thái và thanh nhạc chung của cả nước
thanh nhạc chung của cả nước
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ và nghệ thuật “khắp” Thái đã ở mức hồn thiện. Qua lịch sử phát triển của mình, nội dung “khắp” Thái sau thời đại anh hùng ca đã dừng lại khá lâu ở thơ ca tình sử và trữ tình. Nhưng đến đầu thế kỷ XX, đã có sự thay đổi, nhất là từ những năm 40 trở lại đây: Thơ ca dân tộc Thái mang tính khai sáng, thức tỉnh, yêu nước và cách mạng.
Vào đầu thế kỷ này đã xuất hiện các trường ca, diễn ca về thế chiến thứ nhất, cách mạng Tân Hợi, cách mạng Nga, thế chiến thứ hai, cách mạng Tháng Tám… Xuất hiện các bài “khắp” ngắn như Púc noọng tứn (Thức em dậy) và nhiều bài “khắp” kêu gọi cứu quốc. Năm 1945, ngay sau khi Cách mạnh tháng Tám thành công, một tác phẩm thơ phiên âm tiếng Thái gồm gần 30 bài thơ với 50 trang in của tác giả Lò Văn Mười mang tên Tay chất
mương (Thái cứu quốc) đã được xuất bản. Sau đó nhiều tác giả người Thái
Pháp, phông trào thơ ca cách mạng dân tộc Thái càng nở rộ thêm. Bắt đầu xuất hiện cả những tác giả để lại dấu ấn tên tuổi lớn, tiêu biểu như Cầm Biêu, Lương Quy Nhơn, Lường Vương Trung, Lò Văn Cậy… Trong số những tác giả này có ơng Cầm Biêu (là đại biểu đầu tiên của dân tộc Thái trong Ban chấp hành Hội nhà van Việt Nam) đã sáng tác các bài Khảu Man tứn (Lúa Chó dậy), Nam Bắc hươn điêu (Nam Bắc một nhà), Quảng Cứ - Chiêu Hôn (ông Tiến ông Lui)… để lại dấu ấn sâu sắc trong thơ văn dân
tộc.
Đến những năm sáu mươi, một loạt tập thơ chữ Thái đã được xuất bản ở Trung ương và Khu tự trị Thái Mèo như: Cầu vào bản (Cầm Biêu, tập nhiều bài thơ); Ánh hồng Điện Biên (Cầm Biêu, tập nhiều bài thơ); Inh Éng (Vương Trung, tuyện tình thơ); Sóng Nậm Rốm (Vương Trung, truyện thơ);
Biên giới lòng người (Lương Quy Nhơn, tập nhiều bài thơ); Hạt muối hạt tình (Lị Văn Cậy, tập nhiều bài thơ); Tây Bắc đánh Mỹ (nhiều tác giả, tập
nhiều bài thơ); Sơn La xư bắc (nhiều tác giả, tập nhiều bài thơ);…
Và gần đây có nhiều tác giả trẻ như: Tịng Văn Ín, Cà Văn Sơn, Cầm Vui… đã đưa ra nhiều bài “khắp” nói về cuộc sống mới ngày nay.
Về nghệ thuật, thơ Thái đã phát triển hoàn chỉnh về các thể loại, nhiều tác giả có sáng tác theo kiểu thơ hỗn hợp, thơ mở rộng để phong phú thêm, Nhưng nhìn chung khơng có gì khác lắm so với các bài “khắp” truyền thống. Cái khác ở đây là về nội dung tư tưởng của bài “khắp”.
Sự xuất hiện loại hình ca khúc kèm theo nhạc: Một hiện tượng mới
trong nghệ thuật Thái là phát triển các làn điệu “khắp” thành ca khúc. Phần lớn những bài hát này do các nhạc sỹ người Thái đã sử dụng các làn điệu và tiết tấu của “khắp” Thái phát triển thành các ca khúc. Vào thời kỳ đầu mang tính khai sáng và thức tỉnh là những bài hát sáng tác trong các trường học của người Thái như bài Xeng hung (Ánh sáng) có đoạn:
Bươn hai hung xiểng Kem phay nóm xiểng Xiểng hung xóng Xóng pan đao Khao hung hưa
Hưa tỏng mương bản.
Trăng lung linh tỏ Bên lửa trẻ bùng Bừng toả sáng Sáng cùng sao Vầng quang lên Soi sáng mường bản. Hoặc bài Mú nóm (Thanh niên) có đoạn:
Phung nọi nóm Tay ơi
Chưa căn peng mo hửa bang Lăm déng bớng pươn chảu Lắc lem dệt dượn púk peng mương bản
Khay nạy xáu lắc lem lưn chảu Cai xia lẹo lọ…
Hỡi các bạn trẻ Thái
Cùng nhau lo tu luyện thân mình Hãy nhìn xem bạn mình
Khơn ngoan xây dựng mương bản
Ngày nay người ta khơn sắc hơn mình
Quá nhiều rồi đó…
Sau đó các ca khúc đi đến kêu gọi đoàn kết giành lại quê hương:
Văn nơ, văn na!
Pọm căn nuốm họp huôm chaư căn
Lẹo văn ók ma xuối xa Ma xuối xa đin mương Pa chaư căn đuổi pay!
Thức chaư lục ma huôm chaư Vả Tay đăm, Tay khao
Có pên quăm lai neo! Chinh tẹ
Nhanh lên, mau lên!
Cùng nhau quyết cùng một lòng
Rồi nhanh lên chống đỡ Chống đỡ lấy đất mường Cùng đồng lòng đi tới
Hãy đồng lòng đứng lên một lịng
Cả Thái đen, Thái trắng Gọi nên lời có khác! Thực tình
Neo điêu căn tẹ
Ma pộc pa đin mương Chưa căn dưởn duổi pay.
Chỉ có một giống mà thơi Háy về ơm lấy đất mường Cùng đồng lòng đi tới.
Sau cách mạng, phong trào sáng tác các ca khúc càng mạnh hơn, điển hình là các tác giả: Hồng Mai Lộc, Lơ Thanh, Cầm Bích, Cầm Kỷ, Cầm Cường… Thế hệ mới này có bước tiến mới trong nghệ thuật ngơn ngữ, tính tư tưởng của một thế hệ tri thức mới, được đào tạo tương đối chính quy trong chế độ ta. Ví dụ như bài hát Long Te (Xi dịng Đà) của Hoàng Mai Lộc sau đây:
Nặm Te kheo
Nặm huổi lay cai lai hát Tốc hát khi khon
Phôn năm toi lai huổi Nặm lay cai lai bản Bản mương ín xương! Chẽo hưa! Long Te!
Cang phong lng báu dản cua Xương khắp muôn nhương ở xung
Vải pay, lả ơi
Đét ók, Hưa tỏng chu bón Mương hau! Mương hau!
Dịng Đà xanh
Nước uốn trôi qua nhiều ghềnh Thác đổ chon von
Mưa nguồn đổ theo suối Nước trôi qua nhiều bản Bản mường thân thương! Chèo thuyền! Xi Đà! Giữa sóng to có ngại chi Tiếng hát ca vẫn vút cao Chèo đi, bạn ơi!
Nắng chói. Hửng toả khắp chốn Mường ta! Mường ta!
Rõ ràng lời lẽ bài ca khúc trên tràn đầy lòng yêu mến quê hương, bản mường. Tuổi trẻ đã ra đi vì quê hương. Mặc dù cịn bao nhiêu gian khó nhưng họ đã thấy tia nắng hé, rồi hoa sẽ nở nhiều hơn ở quê hương họ.
Ngày nay việc sáng tác các ca khúc phát triển từ làn điệu dân gian Thái đang phát triển mạnh mẽ, nhiều bài hát đã có tính nghệ thuật rất cao sánh vai với nền âm nhạc cả nước như các bài: Đón xn, Tình ca núi Hài, Ngơi
sao Khun Lú Nàng Ủa, Xn về bản Cọ (của Cầm Bích), Tình ca bên suối
ngàn (Cầm Minh Thuận), Sơn La phố núi (Lường Phanh); Chiều Sơn La
(Lị Vũ Vân)… Đặc biệt bài Ngơi sao Khun Lú Nàng Ủa của Cầm Bích đã được chọn vào giáo trình học nhạc của quốc gia. Cũng có nhiều nhạc sỹ dân tộc khác phát triển làn điệu dân gian Thái thành ca khúc hiện đại như: Tình ca Tây Bắc (Bùi Đức Hạnh), Tình Sơn La (An Thuyên), Chào Sơn La (Trần
Hoàn)…
Một nét mới nữa của âm nhạc Thái là phong trào đặt lời tiếng Thái cho các ca khúc cách mạng. Từ những năm ba mươi của thế kỷ XX, một số học sinh Thái ở Hà Nội, Sài Gòn và một số nơi khác đã khởi xướng đặt lời tiếng Thái cho các ca khúc. Những người này do ảnh hưởng của phong trào tráng sinh, hướng đạo đem về và phổ biến trong học sinh các tỉnh vùng Thái. Đại biểu cho thế hệ này là Cầm Thu, Cầm Thinh, Cầm Dịn, Cầm Xương, Chu Văn Thịnh, Điêu Chính Ngâu…
Sau cách mạng, phong trào đặt lời ca khúc phát triển mạnh, nhằm truyền bá tư tưởng cách mạng trong quảng đại quần chúng. Lúc này xuất hiện số đông người thích và có tài đặt lời như: Lương Sơn, Cầm Xương, Cầm Trọng, Cầm Biêu, Cầm Tương… Các bài này vẫn được lưu truyền đến ngày nay, tạo ra một khí thế sơi nổi ca hát cách mạng thời đó ở Mường La (trung tâm của tỉnh Sơn La thời đó), như các bài: Tiến quân ca, Chiến sĩ Việt Nam, Cơn Đảo, Bắc Sơn, Du kích qn… bằng tiếng Thái.
Sau kháng chiến chống Pháp, đã xuất hiện cả một lớp trí thức mới, văn nghệ sĩ trẻ của dân tộc. Họ thừa kế có chọn lọc nền thơ ca cổ truyền của dân tộc và tiếp thu nhạy bén những trào lưu văn hoá nghệ thuật mới. Họ tiếp tục phát triển phong trào đặt lời các ca khúc hay của Liên Xô vá các nước xã hội chủ nghĩa, của nhiều dân tộc trên thế giới và cả một số ca khúc cổ điển nữa.