2.1.1. “Khắp” là gì?
Dân tộc Thái có những hình thức sinh hoạt văn hố rất phong phú như: “Xến Xó Phốn” (lễ cầu mưa), “Kin khảu maứ” (lễ cơm mới), “Xên lẩu nó” (lễ tạ ơn thầy cúng (một lao) của các con bệnh (lụ liệng), “Kin lảu nó” (mừng mùa măng mọc), lễ “Tỏn cộ” (lễ đón cỗ)… Trong đó "khắp" là một hình thức sinh hoạt tinh thần không thể thiếu được. Trong đám cưới, người ta có thể khắp với nhau kéo dài hết ngày này qua ngày khác, có khi kéo dài ba bốn ngày. Ở các ngày lễ, Tết, lớp trai gái trẻ “khắp” với nhau thâu đêm suốt sáng... Cả người hát và người nghe đều say xưa thán thưởng. Qua làn điệu khắp, mọi người không chỉ thưởng thức thi vị của ý thơ mà cịn gửi gắm tâm tư, tình cảm vào những âm thanh trầm bổng của giọng hát hay.
“Khắp” nghĩa thực là hát, nhưng có thể đồng nghĩa với hát, hị, ngâm. “Khắp” cũng có nghĩa là thơ ca, làn điệu dân ca, cách trình diễn thơ ca... Những lời khắp có vần vè như thơ nhưng hơn nữa nó cịn có nhạc điệu và tiết tấu rất cao.
Có lẽ ngay từ thời kỳ hái lượm, săn bắt, người Thái đã có những từ "thút phắc" (ngọn rau), "đng nó" (cái măng), "cản bon" (bẹ khoai nước)... Khi chuyển sang thời kỳ nơng nghiệp lúa nước định hình thì đã có các từ "pết" (vịt), "cáy" (gà), "sáy" (trứng), "xuân" (vườn)... Đó là những từ sinh hoạt đơn giản rời rạc. Đến khi hình thành xã hội bản mường, người ta có thể ghép những từ đơn lẻ đó thành các cụm từ như: "thút phắc, đng nó"; "cản bon, hon nó"; "pết sáy, cáy khăn"; "pết sáy, cáy xuân"... Những cụm từ
như vậy càng ngày càng xuất hiện nhiều và dần dà phát triển thành các câu thành ngữ, tục ngữ (quãm khống khái).
Khi xã hội bản mường phát triển thì xuất hiện những cụm từ gồm nhiều chữ hơn và có vế, có vần như:
Khan pên pết nọi hã chí xo ép sáy Khan pên cáy nọi hã chí xo ép khăn
Khan pên xao pun lan chí xo ép vãy tặc tuộng
(Là vịt con ta xin học đẻ trứng Là gà con ta xin học gáy te te
Là gái lứa cháu xin học nói học chào)
Phẵng quãm pết mẵn chí xia sáy Phẵng quãm cáy mẵn chí xia xn Nhẵng quãm nhuỗn năm chí xia pi nọng
(Nghe lời vịt sẽ mất trứng Nghe lời gà sẽ mất vườn
Nghe lời xúc xiểm sẽ mất tình anh em)
Tộc té nọi kin khảu bái nó Khó té nọi kin khảu bái bon
(Cực từ nhỏ ăn cơm trộn măng
Nghèo từ nhỏ ăn cơm trộn lá khoai nước)
Cùng với những câu có vế có vần đó người ta đã tạo cho nó những nhịp điệu, tiết tấu cho phù hợp. Thế là “khắp” xuất hiện. Xã hội bản mường với bao buồn, vui, thăng trầm trong tiến trình phát triển là điều kiện chín muồi để phát triển và định hình các thể loại “khắp”, đồng thời phát triển mạnh thể loại kể truyện dân gian bằng “khắp”