Nghệ thuật cấu trúc thơ Thá

Một phần của tài liệu tìm hiểu về “khắp” của người thái ở huyện mường la (Trang 89 - 92)

- Khắp tả nổ tản mặc (hát tán tỉnh)

2.3.3.Nghệ thuật cấu trúc thơ Thá

Cấu trúc tác phẩm đã được chú ý từ các bài đồng dao, ca dao, câu đố và tục ngữ. Đơn giản như câu tục ngữ cũng đã có cấu trúc khá hoàn chỉnh. Chỉ đơi vế vần vè đã mang tính tương phản, đối lập, tiền đề hệ quả, nguyên nhân kết quả, so sánh liên tưởng rõ ràng.

Lụk báu mĩ po - chlo Con không cha - ra ma

Lụk báu mĩ me - chle Con không mẹ - tè he

Nặm thuổm cổn, hák lục Nước đến đít, tự đứng

Xảy chí tai, Ốm sắp chết

Man chí ók. Chửa sắp đẻ

Mĩ mãn mĩ ók Có chửa có đẻ

Các mặt ấy đều đã được các tác giả dân gian cân nhắc kỹ: ngắn gọn mà xúc tích, có hiệu quả cao. Nhờ vậy, tục ngữ Thái đã đạt tới trình độ phát triển xứng đáng với vai trò nòng cốt trong văn học dân gian dân tộc, nó thực hiện tốt các chức năng nhận thức, giáo dục xã hội và ý thức thẩm mỹ. Tục ngữ dân tộc với vẻ cấu trúc giản đơn nhưng đã nói lên được những vấn đề xã hội với tầm triết lý sâu sắc.

Cấu trúc tác phẩm có độ hồn chỉnh rõ ràng về nghệ thuật cũng như nội dung tư tưởng ở thể loại ca dao, đồng dao cho cho lứa trẻ "choai choai". Trong lĩnh vực này hiện còn đọng lại những bài mẫu mực như: Nộc thlốc; bươn đao; gọi nắng, mưa, gió; đuổi mây mù; đánh đu; trồng nụ trồng hoa; trồng dưa; bi hua; đố quả... Bài trồng dưa, nghe đơn giản, nhưng rất xúc tích khi trẻ trồng dưa và quan sát q trình nảy mầm, leo giàn, ra nụ, ra hoa, kết quả và thu hái. Đỉnh cao của loại này là bài Tạ khảm khá (Đố từ quy). Diễn trình trị chơi Đố từ quy giúp tìm "tương lai" của mình, dân gian đã cấu trúc nên một bài ca rất hoàn chỉnh về nghệ thuật thơ ca, cấu trúc cân đối, rõ ràng khổ thơ.

Chính do cấu trúc đã hoàn chỉnh như vậy, nên các bài thơ, bài hát dân gian mới có sức sống vĩnh cửu như vậy.

Về kết cấu tác phẩm đặt ra đầy đủ đối với những tác phẩm lớn. Các truyện dân gian bao gồm từ thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngơn và truyện cười. Truyện dân gian Thái đã có cả hệ thống thần thoại. Sự tồn tại cả hệ thống đó đã nói lên trình độ cấu trúc và cấu trúc tác phẩm là rất cao. Trong truyện kể dân gian Thái đã tồn tại những chuyện có tầm cỡ về nội dung và kết cấu nghệ thuật. Đã xuất hiện các truyện liên hồn, xâu chuỗi, có bố cục thành chương, đoạn rành mạch.

Tất cả những điều đó tựu chung được trong các tác phẩm thành văn: các Sử thi, Tô mưỡng, trường ca, truyện thơ dài nổi tiếng và là những đỉnh

cao của văn học dân tộc Thái. Kết cấu tác phẩm nổi rõ tính hồn chỉnh nhất trong các truyện thơ dài như Khun Lũ - Nãng Ủa, Khun Tỡng - Khun Tĩnh -

Nang Nĩ, Lai nộc iểng, Tạo lông mưỡng... Sử thi Chương Han là một kết

cấu nghệ thuật có tầm cỡ lớn nhất, hồn chỉnh nhất. Sau đó đến sử thi Táy pú xớc, Nãng Han, Ẳm ẹt nọi, Ẳm ẹt luông... Xống chụ xon xao là đại diện

lớn nhất về ngôn ngữ và nghệ thuật ngôn ngữ, về sự khai thác tâm lý nhân vật và văn cảnh... nhưng kết cấu toàn diện của tác phẩm chưa cao. Tuy vây, với những câu thơ hoàn chỉnh, những đoạn thơ lộng lẫy, lâm ly, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ thấm sâu vào lịng người nên nó vẫn là tác phẩm nhiều người ưa chuộng nhất.

Hát dân gian Thái là một nền âm nhạc có trình độ phát triển khá cao. Điều này thể hiện trước hết ở tính nghệ thuật của nó. Cùng với ngơn ngữ văn học điêu luyện, uyên bác, cùng với sự phát triển các thể loại, các loại hình văn học... thơ Thái cũng đã có những thành cơng lớn về cấu trúc, kết cấu và hình tượng văn học. Chứng tỏ, nghệ thuật trong hát Thái đã phát triển đến đỉnh cao của nền văn học hiện đại. Trình độ nghệ thuật của hát dân gian Thái không tách rời, mà hơn nữa là kết quả của mặt bằng phát triển chung của nền văn học nghệ thuật Thái. Nếu khơng có một nền thơ ca giàu sức diễn tả và được cấu tạo bởi những quy luật vần, thanh, âm của tiếng Thái thì sẽ khơng thể có các làn điệu hát đầy chất trữ tình.. Nếu khơng có các bản trường ca mang tính chất sử thi như Chương Han, Táy pú xớc thì cũng sẽ khơng có những liên khúc “khắp xư” cho các sử thi này...Chính vì vậy mà thơ Thái mới có sức sống trường tồn cùng với sự phát triển của dân tộc.

Chương 3

Một phần của tài liệu tìm hiểu về “khắp” của người thái ở huyện mường la (Trang 89 - 92)