Diễn xướng là hình thức biểu hiện, trình bày các sáng tác dân gian bằng lời lẽ, âm thanh, điệu bộ, cử chỉ, là tổng thể các phương thức nghệ thuật, cùng thể hiện đồng nhất giữa ca hát và hành động của con người theo chiều thẩm mỹ.
Diễn xướng gồm hai thành tố cơ bản đặc hữu cùng tham gia là: Diễn (hành động xảy ra) và Xướng (hát lên, ca lên). Thuật ngữ diễn xướng dân gian có thể hiểu với hai nghĩa rộng và hẹp khác nhau. Với nghĩa rộng, diễn xướng dân gian là tất cả mọi hình thức biểu diễn (hay diễn xướng) và ít hoặc nhiều đều mang tính chất tổng hợp tự nhiên (hay tính chất nguyên hợp) mà lâu nay ta quen gọi là văn học dân gian; còn nghĩa hẹp chỉ bao gồm các thể loại diễn (như trò diễn, trò tế lễ dân gian...).
“Khắp” là hình thức diễn xướng của các bài thơ, các tác phẩm văn học, trong đó có cả tác phẩm tự sự, như tác phẩm thuộc thể loại sử thi, truyện cổ tích... và các tác phẩm trữ tình. Bằng phương thức diễn xướng, đời sống nghệ thuật dân gian truyền thống được tiếp nối không ngừng. Khởi sinh cách đây hàng ngàn năm, “ khắp” mãi mãi trường tồn, bởi tất cả thế hệ người người Thái đều ý thức trao lại cho muôn đời sau cách diễn xướng những làn điệu dân ca đậm đà bản sắc văn hóa, tượng trưng cho giá trị tinh thần, tính cách của dân tộc. Sinh hoạt “khắp” đã gắn bó chặt chẽ với đời sống nhân dân, là cơ sở quan trọng hình thành nên diễn xướng các tác phẩm dân gian, diễn xướng một bộ phận thơ ca dân gian đậm chất trữ tình trong kho tàng thơ ca dân tộc.
Phương thức diễn xướng của “khắp” Thái chủ yếu là hát thơ, có nhạc đệm hoặc khơng có nhạc đệm, trong mơi trường sinh hoạt vui chơi, hoặc đám cưới, hoặc tín ngưỡng. Song, mỗi làn điệu “khắp” có cách diễn xướng khác nhau. Và ngay cả mỗi làn điệu cũng có những mức độ biểu hiện khác nhau. Bởi vậy, cần phải hiểu hình thức diễn xướng “khắp” một cách linh
hoạt, gắn với mỗi môi trường sinh hoạt văn hóa, ứng với mỗi nội dung sinh hoạt, gắn với mỗi giai đoạn lịch sử - xã hội...
Diễn xướng “khắp” là yếu tố ngồi văn bản nghệ thuật ngơn từ. Nhưng nó là yếu tố khơng thể bỏ qua nếu muốn hiểu đúng, hiểu sâu sắc về nghệ thuật này. Tuy vậy, ở những cơng trình sưu tầm văn học dân gian Thái, trong đó có “khắp”, yếu tố này chưa thực sự được lưu tâm ghi chép miêu tả cụ thể. Điều đó gây khó khăn cho người nghiên cứu khi tìm hiểu về những tác phẩm dân gian trong quá khứ. Qua quá trình tiếp cận thực tế, nghe phân tích diễn giải của các nghệ nhân, xin được nêu một số nhận xét về phương thức diễn xướng của “khắp” Thái như sau.
- Các làn điệu khắp xư (hát thơ)
Bình thường, “khắp xư” chỉ "xướng" chứ khơng "diễn", mục đích của khắp xư là để biết và hiểu nội dung tác phẩm, nên phải thể hiện cảm xúc bằng giọng đọc. Nhưng khi “khắp Chương”, “khắp Páo khuôn ” trong nghi lễ thì khác, sẽ có một người “khắp” chính và đồn người phụ hoạ, với trang phục nghi lễ trang nghiêm. Người “khắp” chính phải đứng ở tư thế ngẩng mặt lên cao, hướng về phía mâm thờ và cất giọng “khắp” nghiêm trang, hùng tráng. Đoàn phụ hoạ sẽ đứng thành hàng sử dụng các nhạc cụ truyền thống như: Cồng, chiêng, chũm choẹ và các ống tre... đệm phụ hoạ đúng bài bản, nhịp nhàng. “Khắp” lễ nghi chỉ được “khắp” khi xên tra (tế lễ các anh hùng) và Xên mường (cúng mường).
- Khắp báo xao (hát trai gái, hát giao duyên)
“Khắp báo xao” là điệu hát thiết tha, đằm thắm, bồn chồn, hồi hộp... là điệu hát của tình yêu nam nữ trong sáng lành mạnh. Bối cảnh của “khắp báo xao” là trên sàn khuống, trong các hội xuân, trong các dịp hội họp đông vui, trên một mảnh nương, bên một đoạn suối, trong lúc đi hái bông lau, hoặc trong khi đi tìm bơng vải... Những buổi hát có tổ chức ở quy mơ nhất
định thường diễn ra qua các bước: hát chào mời, hát thăm hỏi, hát thử tài và cuối cùng là hát dặn dị hẹn ước.(3) Vì vậy, hát trai gái thường từ hai người trở lên và trong khơng khí vui tươi lành mạnh.
- Khắp pan lảu pan khảu (hát trên mâm cơm)
Trên mâm cơm có thể “khắp chiêu” và “khắp báo xao”. Diễn xướng ở đây là cách diễn xướng tự do, tức là hát không cần động tác hoặc động tác đơn giản, không kèm tập tục hay một quy định nào cả. Người hát ngồi bình thường trong mâm, mắt nhìn đối phương, hát hết một đoạn au hang thì mọi
người vừa vỗ tay vừa "xương" tán thưởng. Hát hết bài cần có lời “khắp” chuyển cho người khác (có thể là đối phương hoặc một người nào đó là do người vừa hát có quyền chỉ định).
Ha chí kẻ xửa pạt xum pháy Tháy xửa pạt nga bông
Xo pông quăm hảư ... pay cón Lả cơn chạ chí coi dón năm lăng.
Lời dịch:
Ta xin cởi áo vắt khóm tre Thay áo vắt cành luồng
Xin buông lời nhường ... đi tiếp Ta khờ dại xin nhẹ bước theo sau.
Người sau hát xong bài lại có quyền chuyền cho người nào đó tuỳ mình lựa chọn. Cứ như thế, mọi người sẽ thay nhau hát, ai cũng phải hát một số lần. Nhưng về sau sẽ dừng lại ở hai đối thủ hát hay nhất (thường là một cô gái và một chàng trai bản khác), và cuộc “khắp” đối đáp sẽ diễn ra. Hai bên sẽ trổ tài vận dụng kiến thức “khắp” của mình để "thi" với đối phương. Một người nêu ra câu hỏi, người kia đáp lời và hỏi lại, cứ như vậy với điều kiện
không được lặp lại các lời “khắp”. Trong mâm cơm người Thái còn “khắp mơi lảu mơi khảu” rất vui vẻ, lời có thể có trước hoặc ứng tác nhưng khi hai chị em gái ở xa đến thăm nhau, họ khắp rất buồn.
- Khắp trên hạn khuống (hát trên sàn sân)
Hạn khuống là sân chơi cho lớp trẻ giao lưu, nơi người già dạy con
cháu điều hay lẽ phải, dạy đan lát thêu thùa... Mỗi bản có thể có một hoặc vài hạn khuống. Đó là một cái sàn dựng ngồi sân cao khoảng 1,2m, muốn lên phải trèo bằng thang. Buổi tối các cô gái sẽ mang củi xuống đốt lửa sáng rực và ngồi quay sa, kéo sợi. Cái thang đã bị các cô cất đi. Các chàng trai bản lân cận sẽ đến chơi, mỗi đoàn cử một hai người hát hay đàn giỏi để đại diện xin được lên hạn khuống. Cuộc khắp đối đáp bắt đầu:
- Trai hát xin thang
- Gái đáp, chưa có thang vì khơng có ai làm. Hai bên cị cưa mãi, các cơ mới lấy thang cho lên. - Trai lại xin ghế ngồi.
- Gái thoái thác mãi mới cho ghế ngồi. - Trai lại xin ống điếu hút thuốc.
- Gái từ chối khơng có người làm ống điếu.
Hai bên đối đáp rất lâu thì mới được các cơ cho ống điếu và “khắp” mời hút thuốc rất lịch sự... Đó là thử thách bước đầu. Sau khi vượt qua thử thách này, các chàng trai và cô gái sẽ được giao lưu một cách "tự do". Có thể từng nhóm trai gái hay từng đơi trai gái sẽ ngồi tâm sự bằng nhiều hình thức, phần lớn là đối đáp bằng nghệ thuật ”khắp”.
Cách diễn xướng “khắp hạn khuống” có thể chia làm ba loại:
- Giai đoạn đầu (xin thang, xin ghế, xin điếu...): Phía nam, mỗi đồn sẽ có một hai người thay nhau hát, một vài người đệm nhạc cụ (tính tẩu, nhị, pí...). Những người cịn lại (đơi khi có cả các cơ gái) sẽ "xương" theo. Bên
nữ, các cô cũng thay nhau hát đáp ("nhạc cơng" bên trai có thể đệm cùng). Các cô khác (đôi khi cả các chàng trai) sẽ "xương" theo.
- Khắp nhóm: Ở những nhóm tâm sự, bên nam bên nữ sẽ “khắp” đối đáp theo điệu báo xao có phụ hoạ "xương". Diễn xướng tự do, đơn giản, hai bên ngồi đối diện hoặc ngồi xen kẽ (các cô gái vừa ngồi tham gia vừa quay sa, kéo sợi).
- Tâm sự riêng: Nếu có chàng trai và cơ gái nào có tình ý riêng, họ có thể dẫn nhau ra góc sàn tâm sự riêng. Cách tâm sự ở đây gọi là "vay", là cách đọc những lời “khắp” đối đáp nhau thay cho việc cất lên giọng “khắp” (tương tự như đọc thơ). Vì trong sàn ồn ào do nhiều nhóm “khắp” với nhau, nên đôi tâm sự sẽ ngồi sát bên nhau để nghe được lời nói của nhau.
- Khắp xe (hát trong vòng xoè)
Trong ngày vui (cưới, lên nhà mới, tết, xên hươn...), trong khi đang diễn ra cuộc khắp đối đáp trong nhà thì các cơ gái sẽ mời các chàng trai sang múa xoè. Trên vòng xoè thường là các cô sẽ chủ động sắp xếp sao cho gái trai xen kẽ. Mọi người bước đi nhịp nhàng treo điệu múa truyền thống. Một cô gái sẽ mở đầu bằng những lời “khắp” mời mọi người cùng chơi vui, cùng múa hát cho nhau nghe.
Khắp ý ủa khính ý
Tói tính hảư po me hau phăng Xan tưa ủa mưa lang xan lang
Xan tưa phay mảy pá chắng hên nả nhên Po me xên phon chắng hên nả chụ
Lời dịch:
Hát đi cùng vui đi
Cất tiếng nhạc cho cha mẹ cùng vui Chẳng mấy khi
Lửa cháy rừng mới nhìn thấy mặt cáo Cha mẹ có cuộc vui ta mới được thấy nhau
Cơ gái hát xong sẽ chuyển lời mời các chàng trai hát tiếp. Và thế là cuộc hát đối đáp sẽ diễn ra mới đầu là với chủ đề phân tán như: hỏi thăm tên tuổi, quê quán, hỏi về gia đình, người thương ở nhà... Sau đó là những lời hát "kháy" nhau (tản chụ xiết xương), rồi đến tỏ tình với nhau (tản ổ tản mặc).
Cách diễn xướng ở đây là vừa bước đi theo vòng xoè vừa hát. Người hát sẽ hát theo cấu trúc: Au hua - nội dung - au hang và mọi người sẽ cùng "xương".
- Khắp khảm pá qua đông (khắp trong rừng núi )
Khi đi chặt cây, lấy củi, hái măng trên rừng, các chàng trai và cô gái cũng hay “khắp” với nhau từ xa (gọi là khắp lót xáư căn). Người này hát xong, người kia sẽ đáp lại. Chủ đề chủ yếu là những lời tán tỉnh rất bạo dạn (vì khơng nhìn thấy nhau nên mạnh dạn hơn đồng thời cũng khơng có thời gian nhiều).
Lót ma hi lót may lịnh ha ơi Kỉnh ma hi lót may căn ha ơi.
Dịch:
Vọng về đây cuộn chỉ hồng ta ơi Lăn đến đây cuộn chỉ vàng ta ơi.
- Khắp loong tông (hát đi trên cánh đồng)
Trên đường đi làm về, hay đang đi trên đường khi đi chơi vào ban đêm, các chàng trai thường hay hát điệu “khắp loong tông”. Với không gian yên tĩnh, điệu hát này cất lên mang tính buồn man mác. Nhiều khi được đệm bằng "pí tam lay". Nội dung bài hát cũng phải chọn những bài phù hợp và hơi buồn. Nếu ban ngày có thể là:
(Pặt ma khay nay chơi...ới) Đét họn cong hảư lôm báu lôm
Cong hả chụ kinh côm lả long báu long (cơn lể hau co ha ới)
(Au hua...)
Nắng oi mong gió thổi chẳng thổi
Mong người tình dun dáng đi qua khơng qua (Au hang...)
Ban đêm thường hát dạng bài: (Pặt ma khay nay chơi...ới)
Phạ xiểng coi phăng ma háu quai lé nơ Bương hai coi phăng ma háu ngáu co cuổi Mi tưa chụ khen xuổi bản lắc ma giam báu hụ lo (Hau co ha ới...ới)
(Au hua...)
Trời trong hãy nghe chó sủa trâu
Trăng sáng hãy nghe chó sủa bóng cây chuối Biết đâu có người tình bản xa đến thăm (Au hang...)
Như vậy, sinh hoạt “khắp” gắn bó chặt chẽ với đời sống dân gian, là cơ sở quan trọng hình thành nên diễn xướng “khắp” - diễn xướng một bộ phận thơ ca dân gian đậm chất trữ tình trong kho tàng thơ ca dân tộc Thái Tây Bắc. Môi trường diễn xướng ”khắp” nằm ở ngay trong môi trường sống hàng ngày của người Thái, với không gian vừa hẹp vừa rộng: từ bên mâm cơm đến sàn sân và ra rừng núi, với hoạt động phong phú: từ ăn uống, vui chơi, tâm sự, tới lao động sản xuất. Chính vì gắn bó chặt chẽ với đời sống như vậy, ”Khắp” có sức sống mãnh liệt, trường tồn.