Sinh hoạt ca hát dân gian của dân tộc Thái là một lĩnh vực phong phú và đa dạng, biểu hiện rất rõ trong làn điệu. Riêng ở khắp, một hình thức hát
phổ biến nhất đã bao gồm nhiều làn điệu, hoặc là vang vọng, cao vút ở “khắp piêng xiêng” hay đậm đà như ở “khắp chương”; hoặc là khắp mo rì rầm tụng niệm, hay “khắp xe” nhịp nhàng trong các điệu múa dân gian… Hiện nay có khá nhiều làn điệu khắp khác nhau tuỳ theo nội dung bài hát, tuỳ thuộc ngữ cảnh người hát, tuỳ từng địa phương...
Theo nội dung: nếu là Quam tô mương (kể chuyện bản Mường) thì
khơng khắp mà chỉ "lơn" tức đọc có làn điệu. Nếu là Táy pú xấc (sử thi Táy
pú xấc), Chương Han (sử thi Chương Han) thì chỉ "khắp xư" nghĩa là hát ngâm, tương tự ngâm thơ trong tiếng Việt, nhưng cách ngâm hai tác phẩm lại khác nhau. Còn các tác phẩm như “Xống chụ xon xao” (Tiễn dặn người yêu) , “Tản chụ Xiết xương” (những lời cạnh khóe) , Xcók xken (hát thách đố) thì khắp theo điệu "báo xao" hoặc "pãn lảu pãn khảu"...
Theo ngữ cảnh: khi đang trên rừng kiếm củi hái măng thì “khắp” theo điệu "khảm pá qua đơng" (hát qua rừng qua núi), khi đi trên đường thì “khắp” theo điệu "loong tông" (hát đi trên cánh đồng), khi trên mâm rượu thì khắp điệu "pãn lảu pãn khảu", khi múa vịng hay trên hạn khuống thì “khắp” điệu "báo xao", “xống chụ xon xao” khi nằm khểnh để ngâm nga thì phải theo làn điệu “khắp xư” nhưng khi hát trong các bữa tiệc cưới thì lại phải theo làn điệu “khắp báo xao”
Theo địa phương: mỗi địa phương sẽ có làn điệu khắp khác nhau như
"khắp Tãy Muổi", "khắp Tãy La", "khắp Tãy Lay"... Trong đó có thể gộp lại thành bốn nhóm chính như sau: Nhóm Muổi - La - Mụak - Thanh: nhóm này mỗi mường có làn điệu rất khác nhau, nhưng vì người các mường này
có điệu nói tương tự nhau nên họ có thể hát chuẩn tất cả các làn điệu của mường khác trong nhóm, người Mường La, Mường Mụak có thể hát chuẩn làn điệu "Tãy Muổi", "Tãy Thanh" và ngược lại. Nhóm này thường đệm bằng các loại nhạc cụ: "pí pặp", "xlo", "pí tam lãy".
Nhóm Lay - Xo - Chiên: Nhóm này tuy có khác nhau đơi chút về làn điệu nhưng họ có thể hát chuẩn giữa các làn điệu trong nhóm. Nhóm này thường đệm nhạc bằng "tính tẩu".
Nhóm Sang - Tấc: Nhóm này có hai làn điệu chính là "Tãy Sang" và "Tãy Tấc". Người trong nhóm này có thể nghe và hát được làn điệu của nhau. Nhóm này thường đệm nhạc bằng "pí thiu" (hoặc "pí khúi").
Nhóm Tãy Vạt: Người Mường Vạt thì có một làn điệu hát riêng theo giọng điệu nói của họ, phù hợp với "kẽn la" (khèn bè) làm nhạc cụ đệm.
Ngoài ra thuộc về làn điệu hát truyền thống cịn có các làn điệu "khắp
đếch nọi” (hát đồng dao), "khắp ú u nọi” (hát ru), "khắp một lão”, "khắp một ắn ni” (hát cúng), "khắp páo khuôn” (hát chiêu hồn)…
Nội dung khắp cũng rất phong phú, nhưng có thể chia làm hai loại chính là “khắp bắc” (hát sáng tác mới), “khắp quãm pang chạu” (hát lời
truyền thống).
“Khắp bắc” (hát sáng tác mới) là hát trong các cuộc hát vui, cuộc biểu diễn, đó là những bài thơ do các nhà thơ sáng tác mới để ca ngợi Đảng, ca ngợi đất nước, con người… cũng có khi người khắp tự sáng tác cho phù hợp với ngữ cảnh.
“ Khắp quãm pang chạu” là lối hát đang rất phổ biến hiện nay. Trong các cuộc hát đối đáp, hát giao duyên, người hát sẽ chọn những câu, đoạn trong “vốn kiến thức” của mình để hát cho phù hợp.
“Vốn kiến thức” là những lời hát trong các tác phẩm nổi tiếng như:
“Xống chụ xon xao” (Tiễn dặn người yêu) , “Khun Lũ Nãng Ủa” (Chàng Lú nàng Ủa)… hoặc các bài “khắp” truyền thống được lưu truyền trong dân gian.
Các bài “khắp” truyền thống hiện nay có đến hàng mấy trăm bài, chia làm các loại sau:
Tản chụ xống xương(Tâm tình tiễn thương): là một khúc ca dài tự sự kể về nỗi lịng của kẻ đã uổng cơng vun đắp cho một mối tình đằm thắm để đạt được một gia đình hạnh phúc. Nhưng mối tình đã bị phụ bạc, tan vỡ. Người bị phụ tình đã thốt lên những lời ốn trách đầy yêu thương.
Tản chụ xiết xương(Tâm tình trêu ghẹo yêu thương): là một loạt các bài
hát để nói “kháy yêu” nhau theo kiểu tâng người hạ ta. Người khắp thường khen đối phương về nhiều mặt như: xinh đẹp, khéo nói, khéo tay, giàu sang… đồng thời cho mình là xấu xí, dốt nát, nghèo khó… đến mức q đáng. Thực chất là mượn chủ đề tình yêu để thi thố tài năng đối đáp văn học nghệ thuật giữa các cặp hát đối.
Quãm Xcók – xken(hát đối đáp giao duyên): Gồm các bài “khắp” về
thách đố đùa vui thử trí thơng minh đối phương. Thường cơ gái sẽ đưa ra những lời thách đố chàng trai phải làm được một điều nào đó thì mới lấy được cơ làm vợ. Có điều những lời thách đố đó là những điều bí hiểm, khơng có trong thực tế. Chẳng hạn, cô muốn ăn măng tre mọc trên không trung, muốn ăn măng nứa mọc trên trời cao, hay cơ nàng đi đến một nơi nào đó trên cõi thần thiên đố chàng tìm được…
Ngồi ra khắp truyền thống cịn có các thể loại “Tản ỉn tản mặc” (Lời tỏ tình), “Mơi lảu”, “thiêng lảu” (Mời rượu, từ chối rượu), “Xống khươi,
tỏn pạư” (Tiễn rể, đón dâu), “Khắp tạ”, “khắp thãi pon” (câu đố thơng
thường)…
“Khắp” có nhiều làn điệu và mỗi làn điệu dùng để thổ lộ tư tưởng và tình cảm khác nhau. Sau đây là một số làn điệu phổ biến của người Thái đen sinh sống tại huyện Mường La tỉnh Sơn La hiện nay.
2.2.1.“Khắp xư” (hát thơ)
Khắp xư là làn điệu phổ thông nhất trong tất cả các ngành Thái. “Khắp
xư” có nghĩa là hát thơ. Với nghĩa đó, “khắp xư” có thể gợi cho ta nghĩ đến một thể ngâm thơ nào đó. Thực ra chất lượng âm nhạc trong khắp xư đã có một vị trí cao hơn so với phần nhạc trong các thể ngâm thơ. Do đó người Thái gọi “khắp” có nghĩ là hát cũng đúng. Hơn nữa, xưa kia thơ ca Thái được làm ra để hát chứ không phải để đọc bằng mắt như ngày nay, mặc dầu khá nhiều thơ ca dân gian đã được ghi chép vào các cuốn sách bằng chữ Thái cổ.
“Khắp xư” gồm nhiều điệu khác nhau tuỳ theo nội dung của tác phẩm hay theo ngữ cảnh khi hát, có mấy điệu như sau:
- Khắp xư (hát kể chuyện thơ)
Ngoài tên dùng chung cho loại làn điệu, tên “khắp xư” còn dùng để chỉ một điệu chuyên dùng để hát lên một bài thơ, kể chuyện thơ (như Xống chụ
xon xao (Tiễn dặn người yêu), Khun Lú - Nàng Ủa (Chàng Lú nàng Ủa)...
chẳng hạn). Ngày nay, các sáng tác thơ ca của các nhà thơ mới người Thái cũng được hát lên bằng điệu này. Điệu này đảm bảo việc hát lên từ đầu đến cuối một tác phẩm thơ ca, khơng có chuyện đảo bố cục, nhưng có quyền thêm luyến láy, thay đổi cách phân nhịp, phân câu của thơ để nhấn mạnh một ý nào đó của lời hay để diễn tả cảm xúc người hát bằng âm nhạc. Mỗi
vùng có một điệu hát thơ với mơ hình giai điệu riêng. Dưới đây là một đoạn “khắp xư” của người Thái Mường La:
Người hát: Lị Thị Tung (Mường La)
Lời dịch:
Tơi xin có lời kể chuyện.
Bác Hồ kêu gọi mọi người lớn bé.
Đoàn kết cả người Xá, người Mèo, cùng nhau học chữ. Cùng xây dựng trường học tại các bản.
Cho người dân ai cũng được học hành.