4. Gợi ý về tổ chức DHTH nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Vật lí cấp THPT
4.2. Các phương thức tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn học Vật lí
Do đặc điểm cấu trúc chương trình môn vật lí ở trường THPT hiện nay hướng đến tính hệ thống chặt chẽ của nội dung, tính khoa học của bộ môn tương đối sâu nên việc đưa
giáo dục ứng phó với BĐKH vào môn vật lí cũng phải thực hiện sao cho không ảnh hưởng tới mục tiêu của môn học.
Các phương thức tích hợp thường dùng hiện nay là: - Tích hợp toàn phần.
Tích hợp toàn phần được thực hiện khi hầu hết kiến thức của môn học hoặc nội dung của bài học cụ thể cũng chính là kiến thức về khí hậu, về BĐKH hay ứng phó với BĐKH.
Ví dụ: Trong chương trình SGK Vật lí 10 có bài 39 “Độ ẩm của không khí”; Trong
trường hợp này GV chỉ cần đề cập tới khía cạnh mối liên hệ giữa khí hậu với độ ẩm của không khí và ảnh hưởng của BĐKH đối với độ ẩm của không khí.
Tích hợp toàn phần cũng có thể được thực hiện khi ta xây dựng được đề tài thích hợp, cho phép HS giải quyết trên cơ sở vận dụng kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực liên quan. Chẳng hạn, xây dựng đề tài cho dạy học theo dự án, đưa ra một bài tập lớn vừa sức HS,…
- Tích hợp bộ phận.
Tích hợp bộ phận được thực hiện khi có một phần kiến thức của bài học có nội dung về sự BĐKH.
Ví dụ: Trong SGK Vật Lí 10, trong bài 33. Các nguyên lí của nhiệt động lực học có
mục “Vận dụng nguyên lí II nhiệt động lực học” đề cập đến nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ nhiệt. Ở đây GV có thể tích hợp nội dung ứng phó với BĐKH khi giảm tối đa khí thải của động cơ nhiệt.
- Hình thức liên hệ.
Liên hệ là một hình thức đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dung của môn học có liên quan đến vấn đề BĐKH hoặc ứng phó với BĐKH song không nêu rõ trong nội dung bài học. Trong trường hợp này GV phải khai thác kiến thức môn học và liên hệ chúng với nội dung ứng phó với BĐKH. Đây là trường hợp thường xảy ra.
Ví dụ: Trong bài 26 “Thế năng”, không thể hiện rõ các nội dung liên quan đến ứng
phó sự BĐKH, trong trường hợp này GV phải khai thác kiến thức môn học để liên hệ thực tế sự ảnh hưởng của việc tạo ra các nhà máy thủy điện dựa trên sự biến đổi của thế năng trọng trường đến sự BĐKH.
Việc đưa các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH vào môn học vật lí nhằm phát huy vai trò tích cực chủ động của HS, GV cần định hướng các hoạt động theo các pha sau đây:
Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ, kích thích hứng thú nhận thức của HS, phát
triển vấn đề. Đối với mỗi nội dung cần tích hợp GV cần nêu rõ mục tiêu của phần đó từ đó HS có thể đề xuất phương pháp học tập. Trong quá trình thực hiện đề xuất sẽ có những khó khăn, trao đổi, thảo luận phương án giải pháp khắc phục. Dưới sự hướng dẫn của GV,
Đối với mỗi nội dung cần tích hợp, sau khi GV nêu vấn đề HS tự chủ khám phá kiến thức. Dưới sự hướng dẫn của GV HS tiến hành các hoạt động độc lập cá nhân và hợp tác theo nhóm. Trong quá trình thực hiện, HS hình thành các kỹ năng, trao đổi thảo luận theo nhóm, chia sẻ những thông tin của mình và nhóm thu được. Đồng thời cũng trong quá trình này HS sẽ tìm hiểu sâu sắc hơn những vấn đề về kiến thức, hiểu sâu sắc nguyên nhân dẫn đến sự BĐKH cũng như việc ứng phó với BĐKH. Ở đây đòi hỏi GV nắm vững các kỹ năng đặt câu hỏi và kỹ năng hướng dẫn HS thảo luận.
Dưới sự hướng dẫn của GV, hành động của HS được định hướng phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học. Qua quá trình dạy học cùng với sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề, với những gợi ý của GV, HS sẽ tiệm cận đến việc tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề nêu ra. Ở đây, GV cần hiểu và vận dụng những quy luật chung của quá trình nhận thức