Tài liệu đọc thêm: Vòng tuần hoàn nước

Một phần của tài liệu Tài liệu biếddooior khí hậu + tích hợp giáo án (Trang 128)

6. Một số câu hỏi và bài tập tích hợp nội dung dung giáo dục ứng phó với BĐKH vào môn Vật lí cấp THPT BĐKH vào môn Vật lí cấp THPT

Các bài tập vật lí có ý nghĩa quan trọng phát triển năng lực vận dụng kiến thức của HS, nó cũng là công cụ quan trọng sử dụng trong kiểm tra đánh giá sự nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS. Các dạng bài tập liên quan tới môi trường, BĐKH còn ít được sử dụng, vì vậy trong quá trình dạy học GV cần nghiên cứu xây dựng các dạng bài tập này. Các dạng bài tập này đòi hỏi tích hợp các nội dung giáo dục với các kiến thức vật lí. Các bài tập có thể là định tính, định lượng, đồ thị mà khi giải chúng HS cần vận dụng cả sự hiểu biết về môi trường, BĐKH với kiến thức vật lí. Dưới đây là một vài bài tập làm thí dụ.

Bài tập 1: Hiện tượng nhiễm mặn ở vùng ven biển

Những hiện tượng nào nêu dưới đây không phải do thế năng của nước gây ra? A. Sự nhiễm mặn tăng cường khi mực nước ngầm vùng ven biển bị hạ thấp. B. Mưa.

C. Sương mù.

D. Hiện tượng sói mòn đất.

Bài tập 2: Hiệu ứng nhà kính1

Hiệu ứng nhà kính: thật hay hư cấu?

Sinh vật sống cần năng lượng để tồn tại. Năng lượng để duy trì sự sống trên Trái Đất đến từ Mặt Trời, nó bức xạ năng lượng vào không gian bởi vì nó rất nóng. Một tỉ lệ nhỏ của năng lượng này tới Trái Đất. Bầu khí quyển của Trái Đất hoạt động như một tấm chắn bảo vệ trên bề mặt của hành tinh của chúng ta, ngăn ngừa sự thay đổi nhiệt độ để có thể tồn tại trong một thế giới không có không khí. Hầu hết các bức xạ năng lượng từ Mặt Trời đi qua bầu khí quyển của Trái Đất. Trái Đất hấp thụ một số phần năng lượng này, và một số được phản xạ trở lại từ bề mặt của Trái Đất. Phần năng lượng phản xạ này được hấp thụ bởi khí quyển. Như là một kết quả của điều này, nhiệt độ trung bình trên bề mặt của Trái Đất sẽ cao hơn nếu như không có bầu khí quyển. Bầu khí quyển của Trái Đất có tác dụng tương tự như nhà kính, do đó gọi là hiệu ứng nhà kính. Hiệu ứng nhà kính được cho là đã trở nên rõ rệt hơn trong thế kỉ XX. Đó là một thực tế là nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển của Trái Đất đã tăng. Trên các tờ báo và tạp chí sự tăng phát thải cácbon điôxit thường được trình bày như là nguồn gốc chính của nhiệt độ tăng trong thế kỉ XX. Một HS tên là André bắt đầu quan tâm đến mối quan hệ có thể có giữa nhiệt độ trung bình bầu khí quyển của Trái Đất và lượng khí cácbon điôxit phát thải trên Trái Đất.

Trong thư viện, André đã tìm được hai đồ thị như hình 10a và 10b dưới đây.

Hình 10b. Nhiệt độ trung bình của khí quyển Trái Đất

Từ hai đồ thị André kết luận chắc chắn rằng sự gia tăng nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển của Trái Đất là do sự gia tăng phát thải cácbon điôxit.

Câu hỏi:

1. Căn cứ vào đâu André đưa ra kết luận trên?

2. Một bạn khác tên là Jeanne không đồng ý với kết luận của André, bạn đó cho rằng một số phần của đồ thị không phù hợp với kết luận của André. Em hãy chỉ thí dụ phần nào của đồ thị không phù hợp với kết luận của André và em hãy giải thích điều đó?

3. André bảo vệ kết luận của mình rằng sự gia tăng nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển của Trái Đất gây ra bởi sự gia tăng phát thải cácbon điôxit. Nhưng Jeanne nghĩ rằng kết luận của André là quá sớm. Jeanne nói: "Trước khi chấp nhận kết luận này, bạn phải chắc chắn rằng các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hiệu ứng nhà kính là không đổi".

Hãy nêu tên một trong những yếu tố mà Jeanne muốn nói đến?

Greenhouse scoring 5.1

Full credit:

Một phần của tài liệu Tài liệu biếddooior khí hậu + tích hợp giáo án (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w